|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 55 tỷ đồng trong phiên thị trường tăng điểm, tập trung VIC, NVL

16:19 | 31/07/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 31/7, diễn biến khởi sắc tại nhóm cổ phiếu vốn hóa hơn GAS, PLX, MSN cùng bộ đôi cổ phiếu ngân hàng TCB, VCB đưa VN-Index tăng gần 7 điểm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 55 tỷ đồng, đặc biệt SSI được mua ròng lớn nhất (66 tỷ đồng).
khoi ngoai tiep tuc ban rong 55 ty dong trong phien thi truong tang diem tap trung vic nvl VN-Index tăng hơn 14 điểm, khối ngoại trở lại bán ròng gần 47 tỷ đồng toàn thị trường

Kết phiên, VN-Index tăng 6,66 điểm (1,52%) lên 956,39 điểm, HNX-Index giảm 0,56% xuống 106,16 điểm, trong khi UPCoM-Index tăng 0,38% lên 50,48 điểm.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng khoảng 69 tỷ đồng với khối lượng hơn 1,6 triệu đơn vị.

khoi ngoai tiep tuc ban rong 55 ty dong trong phien thi truong tang diem tap trung vic nvl
Khối ngoại mua ròng

Về top mua ròng, SSI được mua ròng lớn nhất (66,4 tỷ đồng). Theo sau là HDB, HPG tương ứng gần 17,6 tỷ đồng và 17 tỷ đồng. Kết phiên, ngoại trừ PHR giảm điểm, các mã còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh

khoi ngoai tiep tuc ban rong 55 ty dong trong phien thi truong tang diem tap trung vic nvl
Khối ngoại bán ròng

Về top bán ròng, VIC dẫn đầu với 104 tỷ đồng, NVL (25,4 tỷ đồng), VRE (24,6 tỷ đồng) và VNM (17,1 tỷ đồng). Kết phiên, VIC đứng giá tham chiếu, VNM, GEX và VHM đóng cửa trong sắc đỏ.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 10 tỷ đồng với khối lượng 450.699 đơn vị. Trong đó, VGC được mua ròng nhiều nhất (3,9 tỷ đồng), theo sau là SHS (3 tỷ đồng) và DGl (1,9 tỷ đồng).

Ở diễn biến ngược lại, khối ngoại bán ròng HMH mạnh nhất (1,6 tỷ đồng). Kế đến là KLF (365 triệu đồng) và CSC (247 triệu đồng).

Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng gần 4 tỷ đồng nhưng khối lượng bán ròng 133.165 đơn vị. Trong đó, VEA được mua ròng nhiều nhất (4,5 tỷ đồng) và tiếp tục bán ròng BSR hơn 7,8 tỷ đồng.

Xem thêm

Phan Quân

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.