Khối ngoại thỏa thuận mạnh SAB, đà tăng của VN-Index bị thu hẹp
Về cuối phiên sáng, lực tăng của hai chỉ số đã phần nào bị suy yếu, nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường như ROS, VIC, HSG, KDC, PVS, DBC, VCG… đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, ROS giảm mạnh 1.200 đồng xuống 110.000 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu cổ phiếu. STB giảm 180 đồng xuống 7.730 đồng/CP .
Ở chiều ngược lại, sắc xanh vẫn được duy trì khá tốt trên nhiều cổ phiếu trụ cột như VNM, GAS, SAB, VCB, ACB… điều này giúp cả hai chỉ số vẫn giữ được trạng thái tăng điểm. Đáng chú ý, SAB tiếp tục tăng trần và bất ngờ có giao dịch thỏa thuận hơn 2,8 triệu cổ phiếu, trị giá lên tới gần 433 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại mua vào 2,3 triệu cổ phiếu và bán ra hơn 2,8 triệu cổ phiếu.
Nguồn: NDH |
VNM tăng nhẹ 800 đồng lên 136.000 đồng/CP nhưng vẫn bị khối ngoại bán ròng hơn 200 nghìn cổ phiếu. GAS tăng 100 đồng lên 65.100 đồng/CP. HĐQT của GAS mới đây đã thông qua việc trả cổ tức năm 2016 bằng tiền với tỷ lệ 23%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 23/12/2016.
Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HQC vẫn giảm kịch sàn và khớp lệnh hơn 1,25 triệu cổ phiếu, trong khi lượng dư bán giá sàn vẫn ở mức rất cao, đạt hơn 73,8 triệu cổ phiếu.
Giao dịch trên thị trường phiên sáng nay vẫn không được cải thiện nhiều. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt 1.700 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm tới hơn 700 tỷ đồng. PNJ phiên sáng thỏa thuận 1,25 triệu cổ phiếu ở mức giá trần, trị giá hơn 91 tỷ đồng.
Tam dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3,26 điểm (0,49%) lên 662,15 điểm. Toàn sàn có 82 mã tăng, 112 mã giảm và 113 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,27 ddeiemr (0,34%) lên 79,63 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng, 72 mã giảm và 234 mã đứng giá.
----------------------
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục với sự hồi phục khá tích cực. Các cổ phiếu lớn trên thị trường như SAB, VNM, MSN, HPG, BVH… đã đồng loạt tăng giá và kéo cả hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, SAB tiếp tục tăng kịch trần lên 161.500 đồng/CP, nhưng tương tự như các phiên trước, SAB giao dịch rất ảm đạm và chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 2.510 cổ phiếu. VNM tăng 700 đồng lên 135.900 đồng/CP nhưng tiếp tục bị khối ngoại bán ròng.
VCS tăng 4.500 đồng lên 121.500 đồng/CP sau thông tin Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn xuất hiện trên các cổ phiếu lớn khác như VIC, STB, KDC, VCG, DBC… điều này khiến đà tăng của hai chỉ số không thực sự vững vàng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, diễn biến tại HQC vẫn không có nhiều thay đổi, cổ phiếu này vẫn giảm sàn với lượng dư bán sàn lên tới 72 triệu cổ phiếu, đây đang là phiên giảm sàn thứ 8 liên tiếp của HQC.
Trong khi đó, bộ ba FLC, KLF và FIT đang là những cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh mạnh. FLC giảm 10 đồng xuống 5.670 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,2 triệu cổ phiếu. KLF giảm sàn xuống mức 2.700 đồng và khớp lệnh hơn 2 triệu cổ phiếu.
Sau khoảng 50 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 5,14 điểm (0,77%) lên 664,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 18 triệu cổ phiếu, trị giá trên 367 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index tăng 0,27 điểm (0,34%) lên 79,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 14,3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 206 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 113 tỷ đồng. VMC thỏa thuận 3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 105 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu BHN tiếp tục tăng 1.500 đồng lên 119.500 đồng/CP. BHN mới đây đã công bố Nghị quyết ĐHĐCĐ (lấy ý kiến bằng văn bản) thông qua việc chuyển sàn niêm yết tại sàn HOSE. Việc nộp hồ sơ đăng ký niêm yết sẽ được thực hiện ngay trong năm 2016. Trong khi đó, các cổ phiếu bia khác như BSP, SMB và WSB đều đang giảm khá mạnh.
VCBS cho biết, phiên xanh điểm ngày hôm qua mang dấu ấn của 1 số nhóm cổ phiếu cụ thể và chưa mang tính đại diện toàn thị trường. Theo đó, sự hồi phục này phần nhiều mang tính kỹ thuật. Trong giai đoạn, áp lực bán ròng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu và một số sự kiện đáng chú ý sắp tới trên thế giới như cuộc họp chính sách tiền tệ của FED đang tới gần, VCBS cho rằng xu hướng chung của chỉ số vẫn không đổi. Do đó, việc vội vàng trở lại thị trường sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Chiến lược thận trọng với tỷ trọng cổ phiếu thấp trong danh mục vẫn là chiến lược ưu tiên đối với đa số nhà đầu tư. |