|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng hơn 655 tỷ đồng trên HOSE phiên đầu tháng 8, tâm điểm SSI và STB

16:30 | 01/08/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại chuyển biến tích cực khi nhóm này mua ròng 655,4 tỷ đồng, tương đương gần 24 triệu đơn vị. Tâm điểm dòng tiền tập trung phần lớn ở nhóm ngân hàng, chứng khoán.

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tháng 8 trong tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư và xu hướng tăng được củng cố xuyên suốt phiên giao dịch bằng những nhịp tăng gối đầu. Lâu lắm rồi thị trường mới có một phiên tăng điểm thuyết phục như hôm nay.

Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền chuyển biến tích cực giúp VN-Index đóng cửa cao nhất phiên và ghi nhận mức tăng hơn 25 điểm (2,07%) lên 1.231,35 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 6,01 điểm (2,08%) đạt 294,62 điểm, UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (0,34%) lên 89,91 điểm.

Thanh khoản thị trường bùng nổ sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 18.840 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khớp lệnh hơn 843,6 triệu đơn vị. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 15.235 tỷ đồng, tăng gần 18% so với phiên trước đó.

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại chuyển biến tích cực khi nhóm này mua ròng 655,4 tỷ đồng, tương đương gần 24 triệu đơn vị. Tâm điểm dòng tiền tập trung phần lớn ở nhóm ngân hàng, chứng khoán.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Về giao dịch cụ thể, cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI là mã thu hút lực cầu lớn nhất với quy mô 113,8 tỷ đồng. Giao dịch mua mạnh trong bối cảnh SSI có nhịp tăng kịch trần lên 22.800 đồng/cp.

Bên cạnh đó, cổ phiếu STB của Sacombank tiếp tục được mua ròng 104,6 tỷ đồng, theo sau là HPG với 75,9 tỷ đồng. Nối tiếp, dòng tiền ngoại tìm đến loạt cổ phiếu tài chính ngân hàng như CTG (65,4 tỷ đồng), VCB (47,9 tỷ đồng), BID (40,5 tỷ đồng).

Cùng chiều, hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến tại một số cổ phiếu bất động sản như KBC (65,3 tỷ đồng), VRE (36,6 tỷ đồng), DXG (32,1 tỷ đồng).

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Hoạt động rút vốn của khối ngoại không quá nổi bật trong phiên đầu tháng 8 do không mã nào bị rút ròng trên 40 tỷ đồng. So với phiên trước, quy mô bán ròng có phần thu hẹp ở cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Mã này bị bán ròng 39,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng 461.400 đơn vị.

Cùng chiều, danh mục các mã bị bán ròng chủ yếu phải kể đến như TLG (31,8 tỷ đồng), VGC (15,6 tỷ đồng), FRT (12,3 tỷ đồng). Ngoài ra, các mã bị bán ròng dưới 10 tỷ đồng lần lượt là PTB, BWE và HDG.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, hoạt động rút vốn cũng được chứng kiến tại FUEVFVND (22,2 tỷ đồng) và E1VFVN30 (11,4 tỷ đồng).

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều bán ròng 9,56 tỷ đồng, tương đương 546.000 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều bán, nhóm này đảo chiều bán ròng 14,8 tỷ đồng mã PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC). Kế đó, NVB bị rút ròng với giá trị 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhóm này cũng rút ròng khỏi SHS, MCF, HUT, DP3, NBP,…

Ở chiều mua, cổ phiếu IDC của IDICO ghi nhận giao dịch tích cực nhất khi được mua ròng gần 4,1 tỷ đồng. Cùng chiều, TNG cũng được gom ròng mạnh với giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Theo sau, quy mô mua gom cũng xuất hiện ở các cổ phiếu PCG (179 triệu đồng), TA9 (167 triệu đồng), VCS (147 triệu đồng),…

Thị trường UPCoM tiếp tục ghi nhận giao dịch kém sắc khi khối ngoại tiếp đà bán ròng 19,22 tỷ đồng, tương đương khối lượng 795.200 đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, hoạt động rút vốn chủ yếu ghi nhận tại hai cổ phiếu BSR (20,7 tỷ đồng) và QNS (6,6 tỷ đồng). Ngoài ra, danh mục bán ròng dưới 500 triệu đồng gồm các mã HEC (436 triệu đồng), CSI (213 triệu đồng), BTD (145 triệu đồng),….

Trong khi đó, khối ngoại duy trì mua ròng cổ phiếu MPC Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (4,9 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã VEA (2,3 tỷ đồng), AAS (790 triệu đồng), MFS (154 triệu đồng),…

Thảo Bùi

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.