|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại giao dịch thỏa thuận hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu MSN

13:43 | 27/03/2024
Chia sẻ
Giao dịch đột biến cổ phiếu của Tập đoàn Masan nâng nổng giá trị bán ròng của khối ngoại sáng nay lên gần 1.187 tỷ đồng, kéo dài chuỗi xả ròng sang phiên thứ 12 liên tục.

Phiên sáng 27/3 xuất hiện giao dịch thỏa thuận 'khủng' hơn 22,5 triệu cổ phiếu MSN với tổng giá trị gần 1.570 tỷ đồng. (Ảnh chụp màn hình).

Phiên giao dịch sáng nay (27/3) xuất hiện giao dịch thỏa thuận "khủng" hơn 22,5 triệu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt gần 1.568 đồng, đóng góp 70% giá trị thỏa thuận trên HOSE và 12,3% thanh khoản toàn thị trường.

Toàn bộ số cổ phiếu trên được trao tay ở mức giá 69.500 đồng/cp, thấp hơn 7,4% so với thị giá hiện tại của MSN. Trong đó, bên bán ra là các nhà đầu tư nước ngoài.

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu MSN, gần đây Goverment of Singapore đã bán 545.800 cổ phiếu MSN trong phiên 13/3, hạ sở hữu xuống 31,6 triệu cp, tương ứng với 2,21% vốn. Theo đó, tổng sở hữu cả nhóm cổ đông GIC Private Limited (gồm Goverment of Singapore và Ardoris Invesment) giảm xuống 71,2 triệu cp, tương ứng với 4,98% vốn, không còn là cổ đông lớn.

Thống kê cho thấy, khối ngoại bán ròng hơn 824 tỷ đồng cổ phiếu cùa Tập đoàn Masan trong phiên sáng nay. Bên cạnh MSN, khối ngoại còn bán ròng nhiều cổ phiếu như GEX (73,7 tỷ đồng), VHM (47,7 tỷ đồng), FRT (39 tỷ đồng), VNM (30,7 tỷ đồng), …

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSN đang cho tín hiệu hồi phục từ giữa tháng 2 đến nay. Thị giá cổ phiếu có nhịp tăng gần 16% sau 1 tháng, dừng phiên sáng 27/3 tại mốc 75.100 đồng/cp.

Về tình hình kinh doanh, Masan ghi nhận doanh thu thuần 78.252 tỷ đồng năm 2023, tăng 3% so với 2022; lợi nhuận sau thuế 1.870 tỷ đồng, giảm 61%. Theo phía công ty, lợi nhuận giảm do năm 2022 có phát sinh khoản lãi một lần liên quan đến việc hợp nhất một công ty con mới; lợi nhuận từ công ty liên kết thấp hơn cùng kỳ; chi phí bán hàng tăng.

Tập đoàn Masan đã chốt danh sách họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 21/3. Cuộc họp dự kiến diễn ra trong tháng 4.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.