|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại đẩy mạnh xả ròng gần 1.400 tỷ đồng, tâm điểm một cổ phiếu BĐS

16:19 | 07/08/2024
Chia sẻ
NĐT nước ngoài có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với quy mô lên đến gần 1.400 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VHM bị bán ròng với quy mô 720 tỷ đồng, chiếm một nửa quy mô rút ròng của khối ngoại.

Tiếp đà tăng điểm ngày hôm qua, VN-Index phiên nay đã duy trì được đà tăng khá tốt và đóng cửa cao gần nhất ngày. Áp lực bán ở hầu hết các cổ phiếu không đáng kể mặc dù phiên nay là phiên hàng về của phiên giảm hơn 48 điểm.

VN-Index đóng cửa 1.215,88 điểm, tăng 5,6 điểm, tương ứng 0,46%. Điểm sáng đến từ họ nhà Vin như VIC, VRE, VHM nâng đỡ cho thị trường.

Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 1.361 tỷ đồng với khối lượng hơn 53 triệu đơn vị.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes dẫn đầu chiều bán ròng của khối ngoại với quy mô hơn 720,1 tỷ đồng. Hôm nay mã này tăng hết biên độ lên 37.200 đồng/cp sau thông tin Vinhomes chi nửa tỷ USD mua lại 370 triệu cp.

Cụ thể, Vinhomes vừa thông báo sẽ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Phía công ty cho biết thị giá VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty, việc mua lại cổ phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông".

Đứng thứ hai trong Top bán ròng là cổ phiếu VPB với 117,7 tỷ đồng. Cùng chiều, HPG và TPB cũng bị rút ròng lần lượt 111,6 tỷ đồng và 102,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng rút ròng dưới 100 tỷ đồng các mã TCB, MWG, STB, BID, VIC, chứng chỉ quỹ E1VFVN30.

Tại chiều mua, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dẫn đầu với giá trị gom ròng 209,7 tỷ đồng. Theo sau, FPT được mua ròng 37 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực cầu còn được ghi nhận ở FRT, GVR, DPM, VCI, BCM, GAS, BWE, HSG quy mô dưới 30 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại bán ròng trở lại hơn 9 tỷ đồng với khối lượng 589.970 cổ phiếu.

Cụ thể, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu MBS của Chứng khoán MB với giá trị gần 8,4 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh mục rút ròng là DTD với giá trị 6,6 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT nước ngoài cũng bán ròng SHS, NTP, BVS, LAS, GKM, … với giá trị thấp hơn.

Chiều ngược lại, khối ngoại duy trì gom ròng hơn 14,1 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như TNG (2 tỷ đồng), VTZ (1,1 tỷ đồng), VNC (830 triệu đồng), IDC (580 triệu đồng), CEO (348 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 20 tỷ đồng với khối lượng 605.100 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP dẫn đầu bên bán với giá trị 10,3 tỷ đồng. Theo sau là QNS (5,3 tỷ đồng), DGT (5,1 tỷ đồng), MCH (2 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, cổ phiếu GDA của Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đứng đầu về giá trị mua ròng với hơn 876 triệu đồng. Cùng chiều, các mã được gom ròng VHG (466 triệu đồng), KLB (425 triệu đồng), CNC (381 triệu đồng), CSI (327 triệu đồng), …

Linh Chi

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.