|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 400 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm mã NVL

16:30 | 05/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại nối dài xu hướng bán ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô tăng mạnh lên hơn 402 tỷ đồng, tương đương gần 8,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index tạm dừng chân ở mốc 1.277,35 điểm với thanh khoản có phần nhỉnh hơn so với phiên giao dịch trước. Phiên sáng chỉ có 2 ngành là thép và phân đạm cho thấy sự tăng điểm do hưởng lợi từ thông tin vĩ mô thế giới nhưng tới phiên chiều sự chú ý đã đổ dồn về phía cổ phiếu thép khi đa số đều tăng mạnh và nhiều mã kịch trần. Ngoài 2 dòng này thì thị trường hôm nay không có dòng nào thật sự nổi bật.

Thị trường nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn tích lũy, mốc 1.285 - 1.290 là nhạy cảm và không dễ dàng vượt qua, cộng thêm với sự điều chỉnh đến từ thị trường chứng khoán thế giới trong mấy phiên vừa qua góp phần cản trở đà tăng của VN-Index. Một điểm cần lưu ý khác, đây là tuần thứ 9 VN-Index tăng điểm liên tiếp nên những pha điều chỉnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Trên sàn HOSE, khối ngoại nối dài xu hướng bán ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô tăng mạnh lên hơn 402 tỷ đồng, tương đương gần 8,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Thống kê Top10 mã được gom ròng mạnh, dòng tiền ngoại tiếp tục mua ròng cổ phiếu VNM của Vinamilk với giá trị 86 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 triệu cổ phiếu.

Tương tự, phần lớn dòng tiền ngoại duy trì tìm đến cổ phiếu PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) với quy mô 60,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lực cầu nhẹ hơn tìm đến các mã khác như CMG (17,8 tỷ đồng), PVT (11,3 tỷ đồng), FTS (9 tỷ đồng), NLG (7 tỷ đồng), HDB (6,8 tỷ đồng), NT2 (6,8 tỷ đồng), PLX (6,7 tỷ đồng), NKG (4,8 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL tiếp tục là mã bị bán ròng nhiều nhất với quy mô 225,1 tỷ đồng. Cùng chiều, hai đại diện đến từ ngành tài chính ngân hàng là VCB và SSI bị rút ròng lần lượt 39,7 tỷ đồng và 34,7 tỷ đồng.

Nối tiếp, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng với giá trị 28,6 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại cũng bán ròng dưới 30 tỷ đồng loạt cổ phiếu như BVH, VJC, FRT, E1VFVN30, MIG, PHR,…

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 38 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 triệu cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng 34,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp, danh mục mua ròng chủ yếu của khối ngoại còn tập trung tại VCS (531 triệu đồng). Giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại IDC (5,4 tỷ đồng), PVI (1,6 tỷ đồng), VCS (862 triệu đồng), EID (499 triệu đồng),…

Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung tại cổ phiếu APS của Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương với gần 3,4 tỷ đồng, TNG (2,5 tỷ đồng), PVC (201 triệu đồng),…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại trở lại bán ròng với quy mô 4,26 tỷ đồng, tương đương 113.113 đơn vị.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn nhiều nhất vào cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP với giá trị 1,6 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại lần lượt tìm đến các cổ phiếu ACG (333 triệu đồng), MML (300 triệu đồng),…

Trái lại, tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu SIP (1,7 tỷ đồng). Theo sau, khối này rút ròng NTC và BSR với giá trị lần lượt là 1,4 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng. Lực bán ròng dưới 1 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại HU4, CSI, WSB, TCI,…

Linh Chi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.