Khối ngoại chỉ còn mua ròng hơn 120 tỷ đồng phiên VN-Index giảm hơn 14 điểm
VN-Index dừng chân ở mốc 1.038,4 điểm với mức giảm 14,08 điểm tương đương 1,34%. Độ rộng thị trường phân hóa với 477 mã giảm giá, 361 mã tăng giá và 199 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản tăng nhanh trong phiên chiều khiến giá trị giao dịch được đẩy lên cao với gần 18.200 tỷ đồng, tương đương gần 1,14 tỷ đơn vị cổ phiếu được mua bán trong phiên hôm nay.
Trái ngược với diễn biến khởi sắc trong phiên sáng, áp lực bán gia tăng trong thời gian giao dịch buổi chiều khiến thị trường quay đầu giảm điểm.
Nhóm ngân hàng vẫn duy trì được sắc xanh tại các mã vốn hóa nhỏ và vừa như KLB, SGB, VBB, BVB, EIB, SSB tuy nhiên không đủ giữ nhịp thị trường, đặc biệt do áp lực bán từ họ Vingroup và các mã vốn hóa lớn như VPB, CTG, VCB, HPG, GAS.
Nhìn chung, VN-Index giao dịch hưng phấn vào phiên sáng với nhóm dẫn dắt thị trường là nhóm cổ phiếu thép, chứng khoán, ngân hàng. Dần về cuối phiên, những nhóm cổ phiếu này bị chốt lời ngược trở lại từ đó gây áp lực lên chỉ số chung. Các ngành kinh doanh còn lại như thủy sản, phân bón, bất động sản, bảo hiểm, xây dựng đầu tư công, ... cũng bị sắc đỏ chi phối.
Về mặt kỹ thuật, áp lực bán về cuối phiên khiến VN-Index hình thành cây nến búa với giá đóng cửa thấp nhất ngày. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 1.030 hiện đang được bảo lưu. Theo dự báo trước đó của công ty chứng khoán, thị trường có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh về quanh 1.010 - 1.015 để kiểm tra lại quanh MA50 ngày nếu mốc 1.030 không được bảo toàn.
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 109 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 9,9 triệu đơn vị cổ phiếu.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu FUEVFVND của Quỹ ETF VFMVN Diamond dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 126,2 tỷ đồng.
Theo sau là STB được mua ròng hơn 27,8 tỷ đồng và SHB (26,7 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở HCM (25,9 tỷ đồng), VCI (19,4 tỷ đồng), BID (16,2 tỷ đồng).
Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 15 tỷ đồng là DGC (13,9 tỷ đồng), PVT (13,5 tỷ đồng), HDG (13,3 tỷ đồng) và HSG (12,7 tỷ đồng).
Tại chiều bán, cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 43,9 tỷ đồng.
Theo sau đó là VIC bị bán ròng hơn 38,9 tỷ đồng, VNM (34,7 tỷ đồng), KDH (32,5 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 30 tỷ đồng như HPG (23,8 tỷ đồng), VCB (15 tỷ đồng), GAS (14,1 tỷ đồng), VHC (13,4 tỷ đồng), VND (11,8 tỷ đồng) và MSN (11,2 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng hơn 13,2 tỷ đồng, tương đương 902.105 đơn vị cổ phiếu.
Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 5,8 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là CEO (5,5 tỷ đồng), SHS (3,8 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như VSM (384 triệu đồng), HUT (197 triệu đồng), PSW (196 triệu đồng), …
Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất gần 1,8 tỷ đồng ở cổ phiếu VCS của Công ty cổ phần VICOSTONE. Theo sau là các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như IDC (528 triệu đồng), PLC (501 triệu đồng), THD (313 triệu đồng), …
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng gần 80 triệu đồng, tương đương âm 39.858 đơn vị cổ phiếu.
Tại chiều mua, khối ngoại gom ròng hơn 2,6 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Theo sau là ACV (1,3 tỷ đồng), MCH (1,2 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở những mã như MCM (561 triệu đồng), CLX (301 triệu đồng), CSI (142 triệu đồng), …
Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 3,5 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, sau đó tìm đến QNS (3 tỷ đồng) và những mã quy mô dưới 100 triệu đồng như MML (72 triệu đồng), HPT (30 triệu đồng), ICC (24 triệu đồng), …