|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh, VPB giảm mạnh nhất toàn ngành

16:00 | 19/12/2022
Chia sẻ
VPB là cổ phiếu nhà băng giảm mạnh nhất phiên hôm nay, tương đương tỷ lệ 3% và đóng cửa tại 17.950 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này đạt 29,4 triệu đơn vị, chỉ bằng một nửa so với phiên khớp lệnh kỷ lục ngày 15/12.

Sau những phút thận trọng đầu phiên, lực cầu gia tăng ở nhóm bluechip giúp VN-Index nới rộng biên độ tăng và vượt ngưỡng 1.160 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời dâng cao trong phiên chiều khiến thị trường quay đầu giảm hơn 14 điểm.

Xét về nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giao dịch trong trạng thái phân hoá, tuy nhiên các mã vốn hoá lớn chiếm trọn danh mục giảm giá. Theo đó, toàn ngành giảm điểm và lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index.

VPB là cổ phiếu nhà băng giảm mạnh nhất phiên hôm nay, tương đương tỷ lệ 3% và đóng cửa tại 17.950 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của mã này đạt 29,4 triệu đơn vị, chỉ bằng một nửa so với phiên khớp lệnh kỷ lục ngày 15/12.

Cổ phiếu VPB giảm mạnh nhất nhóm ngân hàng trong phiên 19/12. (Ảnh: Bảo Ngọc).

Sau những phút khởi sắc phiên sáng, hàng loạt bluechip khác cũng đảo chiều giảm theo thị trường chung như MBB (-2,4%), TPB (-2,2%), CTG (-1,8%), STB (-1,8%), ACB (-1,1%), VCB (-0,6%)... Ngay cả cổ phiếu quốc doanh BID cũng hạ độ cao từ +3,1% xuống -0,3% khi kết phiên.

Xu hướng đối lập, danh mục tăng giá phần lớn là các mã trên sàn HNX và thị trường UPCoM nhưng biên độ không đủ lớn để giữ nhịp thị trường.

Thanh khoản nhóm ngân hàng nhỉnh hơn so với mức trung bình tuần trước, đạt gần 3.000 tỷ đồng. Cổ phiếu SHB đứng đầu với khối lượng 35,9 triệu đơn vị, theo sau là các mã VPB, STB, LPB...

Về dòng tiền, khối ngoại cho thấy sự chững lại sau hai tháng mua ròng liên tiếp. Trong đó, nhóm này gom gần 60 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm tiếp tục là các mã STB, SHB, BID... nhưng giá trị không đáng kể.

 

Bảo Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.