|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, tập trung xả cổ phiếu bất động sản nhịp hồi phục

16:52 | 20/01/2022
Chia sẻ
Tại HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng với khối lượng gần 1,2 triệu đơn vị. Trong đó tâm điểm rút vốn là nhóm cổ phiếu bất động sản phiên hồi phục.

Không cần đến phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa, lực cầu mạnh ngay trước phiên ATC giúp VN-Index bật tăng hơn 25 điểm và áp sát ngưỡng 1.470 điểm. Mặc dù không thể đóng cửa ở mốc cao nhất ngày, VN-Index đã phản ứng khá tốt sau khi test đáy trung hạn và giao dịch tích cực trong phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 1.

Đóng cửa, VN-Index tăng 22,51 điểm (1,56%) lên 1465,3 điểm, HNX-Index tăng 2,49 điểm (0,61%) lên 411,8 điểm và UPCoM-Index tăng 1,83 điểm (1,7%) lên 109,67 điểm.

Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay đạt hơn 934 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 26.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt gần 22.434 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,5% so với phiên trước.

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng với khối lượng gần 1,2 triệu đơn vị. Phiên trước đó khối ngoại bán ròng đột biến gần 4.970 tỷ đồng chủ yếu do giao dịch thỏa thuận MSN.

Thống kê của Algo Platform cho thấy NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi các cổ phiếu địa ốc trong bối cảnh giá cổ phiếu nhóm này có nhịp hồi phục sau đợt bán tháo. Thậm chí, nhiều mã bất động sản giao dịch tích cực trong phiên hôm nay sau khi được "giải cứu", loạt mã tăng trần có thể kể đến như VPH, HDC, HQC, ITA, DIG, SCR, DXG, AGG, LDG,...

Khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, tập trung xả nhóm BĐS - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng, dẫn đầu là NVL với giá trị 121,9 tỷ đồng. Một cổ phiếu bất động sản khác cũng bị rút ròng trên trăm tỷ đồng là NLG với giá trị 113,5 tỷ đồng.

Theo sau đó, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi các mã STB (46,9 tỷ đồng), DGW (39,2 tỷ đồng), CII (30,2 tỷ đồng), SSI (26,3 tỷ đồng), KBC (14,1 tỷ đồng) và HSG (10,7 tỷ đồng). Ngoài ra, NĐT nước ngoài còn bán ròng dưới 10 tỷ đồng hai cổ phiếu VCG và DPM.

Theo quan sát, danh mục 10 cổ phiếu bán ròng của NĐT nước ngoài có tới 8 mã tăng điểm, trong khi hai mã còn lại giảm kịch sàn là DGW và CII.

Khối ngoại bán ròng hơn 155 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, tập trung xả nhóm BĐS - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

 Top10 mã hút tiền trong phiên, hai mã ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất là cổ phiếu HPG và cổ phiếu CTG, giá trị tương ứng 57,8 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.

Kế đến, khối ngoại gom cổ phiếu GAS (28,7 tỷ đồng), MSN (26,2 tỷ đồng), HDB (25,8 tỷ đồng), VHM(16,8 tỷ đồng). Cùng chiều, NĐT nước ngoài mua ròng hai mã DIG và TCH lần lượt 15,6 tỷ đồng và 14,3 tỷ đồng. Cổ phiếu lọt top mua ròng trong phiên còn có VND (11,6 tỷ đồng) và SHB (11,2 tỷ đồng).

Tại HNX, hoạt động mua ròng áp đảo với giá trị 11,2 tỷ đồng và khối lượng 199.343 cổ phiếu.

Tại chiều bán ròng, cổ phiếu THD dẫn đầu với giá trị bán ròng gần 4,8 đồng, theo sau là LHC với 1,7 tỷ đồng. Đây cũng là hai mã ghi nhận giá trị bán ròng trên 1 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Ngoài ra, khối ngoại bán ròng nhẹ các cổ phiếu khác như TIG, DTD, L14,...

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu SHS được NĐT nước ngoài mua vào 7,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại tìm đến một số mã như PVS (5,8 tỷ đồng), VCS (3 tỷ đồng), BVS (2,6 tỷ đồng),...

Tương tự, trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 15 tỷ đồng với khối lượng 374.958 đơn vị.

Về giá trị cụ thể, NĐT nước ngoài mua ròng 46,7 tỷ đồng mã CLX, 2,3 tỷ đồng mã QNS. Cùng chiều, dòng vốn ngoại tìm đến một số cổ phiếu như MCM, VTP, BDG với giá trị thấp hơn.

Tại phía ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng nhẹ, theo đó không mã nào ghi nhận giá trị rút ròng trên 350 triệu đồng. Danh mục rút vốn có các đại diện như NED, QTP, VCR, PAS,...

Thu Thảo

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.