|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng tuần VN-Index có lúc để thủng mốc 1.100 điểm, nhóm BĐS là tâm điểm bán ròng

08:00 | 01/10/2022
Chia sẻ
Trong tuần cuối tháng 9, khối ngoại đã bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, trong đó lực bán tập trung ở nhóm cổ phiếu bất động sản như NLG (285,1 tỷ đồng), KDH (219,5 tỷ đồng) và VNM (197,4 tỷ đồng). Bên phía mua ròng, khối này mua mạnh nhất MWG (93,9 tỷ đồng).

Trong khi các thị trường thế giới trải qua tuần với các phiên tăng giảm đan xen thì nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một tuần giao dịch trong tâm trạng lo lắng, bi quan khi VN-Index có tuần giảm mạnh nhất từ tháng 5/2022 đến nay.

Với 4/5 phiên giảm liên tục, VN-Index đã để mất 71,17 điểm tương đương 5,91% so với cuối tuần trước. Diễn biến đáng chú ý là việc mốc tâm lý 1.200 bị xuyên thủng, tạo tâm lý bi quan khiến nhà đầu tư liên tục giảm giá bán sau đó. Ở mức thấp nhất tuần, chỉ số cũng đã để thủng mốc 1.100 và chạm mức 1.099,44.

Hai cổ phiếu họ Vingroup là VIC và VHM dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index. VIC giảm 12,1% và VHM giảm 11,4% ảnh hưởng lần lượt 7,3 điểm và 7,2 điểm đến VN-Index. Các ngành khác như thực phẩm (MSN, VNM), ngân hàng (VCB, CTG, VPB), vật liệu xây dựng (HPG, GVR) và bán lẻ (MWG) cũng có tên trong top 10, thể hiện sự lo ngại của NĐT xuất hiện trên hầu hết các ngành.

Trong tuần cuối tháng 9, khối ngoại đã bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, trong đó lực bán tập trung ở nhóm cổ phiếu bất động sản như NLG (285,1 tỷ đồng), KDH (219,5 tỷ đồng) và VNM (197,4 tỷ đồng). Bên phía mua ròng, khối này mua mạnh nhất MWG (93,9 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tập trung xả SHS trên HNX

Tuần qua, giao dịch của khối ngoại trên sàn HNX tiếp tục nghiêng về bên bán với quy mô bán ròng hơn 40,43 tỷ đồng. 

Trong đó, khối này tập trung gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị 14,4 tỷ đồng, bỏ xa các mã còn lại trong danh mục giải ngân. Nối tiếp, dòng tiền ngoại còn tìm đến các mã IDC (2,2 tỷ đồng), PVI (2,2 tỷ đồng), CLH (1,7 tỷ đồng) và VCS (1,3 tỷ đồng).

Trong khi đó, cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội dẫn đầu chiều rút vốn với 65,4 tỷ đồng. Theo sau, dòng tiền ngoại chỉ rút khỏi một số mã quen thuộc với quy mô không quá 10 tỷ đồng, có thể kể đến như NVB (6 tỷ đồng), BCC (1,8 tỷ đồng), HUT (0,7 tỷ đồng) và PLC (0,7 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại bán ròng đột biến gần 300 tỷ đồng trên thị trường UPCoM

Tiếp nối xu hướng bán ròng từ các tuần trước đó, khối ngoại duy trì rút ròng trên thị trường UPCoM với quy mô đẩy mạnh lên tới 292,37 tỷ đồng.

Cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi tục thu hút mạnh nhất dòng vốn ngoại khi được mua ròng 12,8 tỷ đồng. Lực cầu theo sau cũng tìm đến một số cổ phiếu như LTG (1,6 tỷ đồng), CSI (1,1 tỷ đồng), HPP (1 tỷ đồng) và FOC (0,6 tỷ đồng),...

Trong khi đó, giao dịch chiều bán tập trung ở mã PHS của Chứng khoán Phú Hưng bị bán ròng mạnh nhất với 120 tỷ đồng. Kế đến, khối ngoại tiếp đà rút ròng 79,5 tỷ đồng cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP, trước khi bán ròng 60,2 tỷ đồng mã BSR, ACV (27,9 tỷ đồng) và VTP (10 tỷ đồng),...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.