Khó khăn, bế tắc, Công ty Mua bán nợ Việt Nam được đề nghị tăng thêm quyền
Khởi tố 2 vụ án xảy ra tại BHXH Việt Nam, Công ty mua bán nợ | |
Lãnh đạo, nhân viên công ty mua bán nợ Việt Nam nhận lương bao nhiêu? |
DATC đang đối mặt với nhiều khó khăn, bế tắc (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ Tài chính, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, từ năm 2004 đến nay, DATC đã tích cực tham gia, xử lý khoảng 32.000 tỷ đồng nợ trong nước và quốc tế, thông qua việc phát hành trái phiếu, hối phiếu cơ cấu lại nợ. Đặc biệt, đối với Vinalines, DATC đã mua và xử lý 4.915 tỷ đồng nợ phải trả tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, trong gần 14 năm hoạt động của mình, DATC đã tiếp nhận và chuyển đổi sở hữu của gần 2.700 doanh nghiệp, với tổng giá trị các khoản nợ và tài sản đã tiếp nhận vào khoảng 4.425,9 tỷ đồng. Đồng thời, từ năm 2004 đến nay, DATC đã tái cơ cấu cho 173 công ty, qua đó giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về tài chính và từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động và ngân sách cho Nhà nước.
Tuy nhiên, sau gần 14 năm, hoạt động của DATC đã bắt đầu xuất hiện nhiều tồn tại, bế tắc, cần phải gỡ. Cụ thể, việc các quy định của Luật, chính sách, văn bản liên tục được điều chỉnh, bổ sung khiến cho các hoạt động liên quan đến mua bán nợ và thoái vốn… bị lạc hậu so với thực tế. Trong khi, lĩnh vực mua bán nợ đặc thù, khối lượng cũng như trị giá của các doanh nghiệp nằm trong diện phải xử lý nợ, tái cơ cấu ngày càng tăng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/6/2017 tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, nợ xấu phát sinh hằng năm vào khoảng 1,3-1,5% trên tổng dư nợ cho vay và với mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 16% năm dự kiến, nợ xấu phát sinh trong 5 năm (2017-2022) vào khoảng 350.000 tỷ đồng.
"Như vậy, với mục tiêu duy trì nợ xấu dưới ngưỡng 3% thì tổng số nợ xấu phải xử lý trong 5 năm tới là khoảng 640.000 tỷ đồng, tức bình quân mỗi năm là 130.000 tỷ đồng", Bộ Tài chính nêu.
Cũng theo Bộ Tài chính, sự thay đổi dần về phạm vi hỗ trợ của DATC cùng với nhu cầu xử lý nợ xấu ngày càng nhiều và cấp bách, đòi hỏi phải có những thay đổi theo hướng nâng cao năng lực pháp lý đủ mạnh dưới hình thức văn bản cao hơn Nghị định để DATC có thể hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro về mặt pháp lý.
"Thêm nữa, quá trình hoạt động của DATC cũng đang thể hiện một số bất cập trong nội tại cần phải thay đổi trong thời gian tới mới đáp ứng được điều kiện và tình hình mới cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động", Bộ Tài chính đánh giá.
Hồi tháng 7/2017, DATC cũng gây ồn ào dư luận khi lần đầu tiên mức lương của dàn lãnh đạo bị tiết lộ trong Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp năm 2016.
Cụ thể, Các lãnh đạo Công ty Mua bán nợ Việt Nam đều nhận mức lương hơn nửa tỷ đồng năm 2016, trong khi nhân viên tại công ty này cũng có mức lương lên tới gần 330 triệu đồng/năm. Trong năm 2016, công ty này đã trích tổng quỹ lương lên tới gần 72 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, gần 5 tỷ đồng là quỹ lương cho nhân sự quản lý và 66,8 tỷ đồng là quỹ lương người lao động.
Tính đến hết năm 2016, công ty có tổng cộng 204 lao động. Trung bình mỗi nhân viên nhận được mức lương gần 330 triệu đồng/năm, tương tương hơn 27 triệu đồng/tháng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/