Khi mua hàng bằng giọng nói trở nên phổ biến, các thương hiệu sẽ phải chinh phục trợ lí giọng nói
Khi mọi người tăng cường mua sắm thông qua các trợ lí giọng nói như Alexa và Siri, họ sẽ có xu hướng yêu cầu các sản phẩm có đặc điểm phổ quát, bắt đầu với các mặt hàng hàng ngày như pin và cuối cùng bao gồm các giao dịch mua phức tạp hơn như điện tử.
Các trợ lý kỹ thuật số sẽ sử dụng các thuật toán để so sánh những thông số kỹ thuật của sản phẩm, đưa ra các đề xuất và so sánh, để khách hàng có thể tìm thấy "cục pin lâu nhất" hay "gói bột rẻ nhất", theo tạp chí Harvard Business Review.
Nếu các trợ lý kỹ thuật số với các khuyến nghị đáng tin cậy trở thành một nguồn tạo doanh thu đáng kể - và có vẻ như người tiêu dùng nghĩ chúng sẽ làm được - chúng có thể làm giảm ảnh hưởng của các thương hiệu.
Các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh để thu sự chú ý của trợ lý giọng nói trong tươn glai. Ảnh: pivot.com
Cạnh tranh sẽ càng trở nên tàn khốc hơn khi người tiêu dùng chỉ cần một hoặc hai lựa chọn mà các trợ lý kỹ thuật số đề xuất bằng giọng nói - nhãn hiệu mà họ thích hoặc một sản phẩm giá rẻ khác.
Ngoài việc đàm phán với các nhà bán lẻ để đưa hàng vào siêu thị, giới doanh nghiệp sẽ phải tìm cách thuyết phục các trợ lý kỹ thuật số đưa sản phẩm của họ lên vị trí đầu trong kết quả tìm sản phẩm bằng lời nói.
Việc ấy không phải vấn đề đối với các thương hiệu mạnh nhất, đặc biệt là những thương hiệu gần như đồng nghĩa với một số sản phẩm - như khăn giấy Kleenex và tăm bông Q-tips ở Mỹ, hoặc bình chân không Thermos ở Anh; và băng keo Scotch ở Pháp.
Vì nhiều người có cảm xúc mạnh mẽ với các thương hiệu nổi tiếng, trợ lý số sẽ phải gợi ý khách hàng mua sản phẩm của các thương hiệu ấy nếu không muốn người tiêu dùng đi sang nơi khác.
Nhưng hầu hết nhà sản xuất khác sẽ thấy thương mại đàm thoại là một thách thức. Một số thương hiệu thị trường đại chúng đã mất thị phần khi mua sắm trực tuyến làm phân tán thị trường.
Một cuộc khảo sát với 10.000 người tiêu dùng Mỹ mà tạp chí Harvard Business Review thực hiện gần đây đã phát hiện ra rằng khách hàng chỉ trung thành với 1/3 số thương hiệu trên thị trường.
Họ trung thành với các thương hiệu ấy vì nghĩ rằng chất lượng của chúng vượt trội so với các đối thủ, và họ có sự gắn kết tình cảm với chúng.
Thật không may, khi nhóm khảo sát yêu cầu người tiêu dùng đánh giá 169 thương hiệu theo thang điểm liên quan tới 7 đặc điểm, họ cảm thấy hầu hết thương hiệu chỉ nổi bật ở một đặc tính mà thôi.
Vậy làm thế nào để các nhà sản xuất có thể cạnh tranh để thu sự chú ý của trợ lí giọng nói? Và loại thương hiệu nào sẽ tồn tại trong thế giới của thương mại đàm thoại?
Một cách tiếp cận, dĩ nhiên, là bán với giá thấp nhất. Không phải bỏ chi phí duy trì khả năng nhận điện thương hiệu, các nhà sản xuất với chi phí thấp có thể đủ khả năng nhường thêm lợi nhuận cho các công ty sở hữu trợ lý kỹ thuật số.
Tuy nhiên, nếu không có tiền để quảng bá thương hiệu riêng, nhà sản xuất sẽ trở thành một nhà thầu và luôn có nguy cơ bị thay thế.
Sản phẩm tiện lợi, đáng tin cậy và hiệu quả vẫn có thể trở thành loại thương hiệu ngôi sao mà mọi người không thể tf chối. Vì vậy, đây sẽ vẫn là một chiến lược hiệu quả, đặc biệt đối với các sản phẩm phức tạp cần nghiên cứu và phát triển quan trọng, chẳng hạn như loa thông minh đơn giản nhưng tốt hơn các sản phẩm thay thế hoặc kem dưỡng da mới được cấp bằng sáng chế thực sự tạo ra kết quả tốt hơn.