Khi doanh nghiệp truyền hình muốn IPO và lên sàn
P/E của VTVcab dự phóng 344 lần, cao hơn nhiều doanh nghiệp cùng ngành? | |
Sau cổ phần hóa, VTVcab tham vọng gì? |
Yeah 1 dự kiến chào sàn HOSE trong năm 2018, nới room ngại 100%
CTCP Tập đoàn Yeah 1 là thành lập vào tháng 9/2006. Ngành nghề hoạt động chính là truyền hình truyền thống gồm các kênh truyền hình như Yeah1tv, Yeah1Family, Imovietv hay SCTV2..
Tập đoàn Yeah1 có 9 công ty con và 4 công ty con gián tiếp bao gồm Công ty TNHH Yeah1 Việt Nam, Công ty Netlink Online Corporation và Công ty TNHH Quảng cáo Truyền thông TNT. Ngoài ra, Yeah1 còn có một đơn vị liên kết là CTCP Tin học và Truyền thông Kết nối trẻ.
Tính đến 31/12/2017, vốn điều lệ Yeah1 đạt 328 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất là DFJ Vinacapital Venture Investment Ltd nắm sở hữu 35,71% vốn điều lệ; kế đến là Ancla Assets Ltd 12,49%. Hai lãnh đạo chủ chốt là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống sở hữu 41,4% và Tổng Giám đốc Đào Phúc Trí 4,37%.
Theo kế hoạch năm 2018, Ydeah1 ự kiến lên HOSE trong tháng 6-8/2018. Đồng thời, để thu hút vốn đầu tư nhiều hơn, Công ty sẽ nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.
Nguồn: Báo cáo tài chính 2017 của Yeah 1 |
Yeah1 đặt mục tiêu doanh thu thuần 2018 ở mức 1.600 tỷ đồng, tăng 90% so năm 2017. Lợi nhuận sau thuế 172 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2017.
Theo Yeah1, kế hoạch đột biến này ghi nhận 70% doanh thu thị trường nước ngoài từ 150 nước và mang về trên 50% doanh thu, Mỹ chiếm khoảng 35%.
Ngoài niêm yết, quý II/2018, Yeah1 dự định phát hành 3,57 triệu cổ phiếu thưởng từ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 100:15. Công ty cũng phát hành riêng lẻ hơn 3,9 triệu cổ phiếu cho Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống với giá phát hành thỏa thuận trực tiếp nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính gần nhất.
Dự kiến sau đợt phát hành này, Yeah1 sẽ tăng vốn lên gần 313 tỷ đồng. Nếu năm 2018 vượt kế hoạch kinh doanh, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu ESOP tương ứng 3% vốn điều lệ. Vốn thu được từ đợt phát hành, Công ty chi 70-80% đầu tư vào mảng Digital Media, còn lại 20-30% đầu tư vào mảng Media Commerce.
Sau khi hoàn tất hai đợt phát hành, Yeah1 sẽ tiến hành lưu ký và đăng ký niêm yết trên HOSE.
Năm 2017, doanh thu hợp nhất của Yeah1 đạt hơn 851 tỷ đồng, tăng 48% so năm 2016 và vượt 29% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế 82,3 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2016.
Ai sẽ mua VTVcab với giá 140.900 đồng/cp?
Ngày 17/4, Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) sẽ bán đấu giá gần 42,3 triệu cổ phần (tỷ lệ 47,84% vốn điều lệ) với mức khởi điểm 140.900 đồng/cp, ước tính số tiền thu về tối thiểu 5.959 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến của VTVcab sau cổ phần hóa là 884 tỷ đồng.
Sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn điều lệ, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tối đa là 49%
VTVcab thuộc 100% vốn Nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Công ty tiền thân là Trung tâm Truyền hình Cáp MMDS thành lập ngày 20/9/1995..
VTVcab có ba công ty con bao gồm CTCP Công nghệ Việt Thành (vốn đầu tư 145 tỷ đồng), CTCP Truyền hình tương tác VN (vốn đầu tư hơn 16 tỷ đồng) và CTCP Phát triển Thể thao VTVcab (góp vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng) được thành lập vào năm 2017.
Ngoài ra VTVcab còn 4 công ty liên danh liên kết là CTCP VTVcab Nam Định, Công ty TNHH Mua sắm tại nhà VTV-HUYNDAI, CTCP Truyền thông Quảng cáo Đa phương tiện và CTCP Truyền thông ON +.
Mục tiêu đến năm 2020 VTVcab sẽ cung cấp ổn định khoảng 70 – 80 kênh truyền hình quảng bá trong đó có 10 – 15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60 – 65 kênh truyền hình thiết yếu của địa phương. Còn với dịch vụ truyền hình trả tiền, đến năm 2020 công ty sẽ phát triển khoảng 70 - 80% số hộ gia đình thu xem dịch vụ này.
Đến năm 2021, VTVcab đạt chỉ tiêu tăng trưởng thêm 500.000 khách hàng nâng tổng số lên 2,1 triệu khách. Số thuê bao Internet tăng trưởng thêm 600.000 lên 800.000 khách. Công ty dự kiến số hóa toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp Anolog của VTVcab.
Sau cổ phần hóa, Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2017-2021 khoảng 17%, dự kiến đạt hơn 4.500 tỷ đồng vào năm 2021, lợi nhuận trước thuế ước đạt 116 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu của VTVcab cũng sẽ phân hóa. Cụ thể, doanh thu từ truyền hình cáp sẽ giảm dần từ năm 2018, xuống còn gần 460 tỷ đồng trong năm 2022. Thay vào đó nguồn thu từ truyền hình số được đặt kế hoạch tăng trưởng nhanh chóng dự kiến chạm mốc 1.400 tỷ đồng vào năm 2022.
Dịch vụ HD và KD Internet sẽ được đẩy mạnh, trong khi đó các nguồn doanh thu từ phí truyền dẫn, bản quyền sẽ duy trì ổn định so với các năm trước.
Với mức giá khởi điểm 140.900 đồng/cp, Chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng là rất cao, bởi VTVcab đặt kế hoạch doanh thu năm 2018 là 2.949 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 74,3 tỷ đồng.
Theo đó HSC dự tính EPS đạt 410 đồng (giả định thuế thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% và lợi ích cổ đông thiểu số là 35%). Tại giá khởi điểm IPO là 140.900 đồng, thì P/E dự phóng năm 2018 là 344 lần và P/B là 20 lần.
HSC nhận định đây là mức rất cao và không có cơ sở. Vì hiện P/E dự phóng bình quân cho năm 2018 của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực là 14-15 lần.
Miếng bánh truyền hình trả tiền có dễ ăn?
Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, kết thúc năm 2017, tổng thị trường truyền hình trả tiền đạt khoảng 14 triệu thuê bao, nhưng doanh thu chỉ đạt 7.500 tỷ đồng.
Tính đến nay có 15 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam được cấp giấy phép, trong khi con số này tính đến cuối năm 2016 là 30 doanh nghiệp, như vậy trong vòng nửa năm, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền đã giảm một nửa.
Giai đoạn 2012 – 2015, tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền khoảng 25- 30%, nhưng đến 2016 – 2020, ước còn khoảng 10-15%.
HSC cũng cho rằng cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, đặc biệt là IP TV và truyền hình số đang tăng lên trong khi nhu cầu về truyền hình cáp đang giảm.
Internet đã thay đổi cuộc chơi về truyền hình cáp
Nhận xét về kênh media truyền thống, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Yeah1 cho rằng, internet đã thay đổi cuộc chơi về truyền hình cáp.
Ngành media truyền thống hiện vẫn có giá trị nhất định nên nhiều nước duy trì 50% truyền thống vì nó ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người xem nhưng lại đang chuyển hóa.
Vì thế, thời gian tới làm cách nào để tham gia vào kênh kiếm được nhiều tiền mới là vấn đề. Mặt khác phải đối mặt với việc chuyển hóa từ truyền hình cáp qua internet.