P/E của VTVcab dự phóng 344 lần, cao hơn nhiều doanh nghiệp cùng ngành?
Sau cổ phần hóa, VTVcab tham vọng gì? | |
Sau thời gian trì hoãn, VTVcab sắp IPO với giá khởi điểm 140.900 đồng/cp |
Kế hoạch sau IPO của VTVcab rất lạc quan
Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) về Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), VTV cab sẽ chào bán lần đầu ra công chúng 47,84% cổ phần vào ngày 17/4/2018 với giá khởi điểm 140.900 đồng. Thời hạn đăng ký tham gia đấu giá là ngày 10/4.
HSC cho rằng giá khởi điểm IPO là rất cao, bởi VTVcab đặt kế hoạch doanh thu năm 2018 là 2.949 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 74,3 tỷ đồng. Theo đó HSC dự tính EPS đạt 410 đồng (giả định thuế thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% và lợi ích cổ đông thiểu số là 35%). Tại giá khởi điểm IPO là 140.900 đồng, thì P/E dự phóng năm 2018 là 344 lần và P/B là 20 lần.
HSC nhận định đây là mức rất cao và không có cơ sở. Vì hiện P/E dự phóng bình quân cho năm 2018 của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực là 14-15 lần.
Giai đoạn 2018-2022, doanh thu của VTVcab dự kiến tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 10,9%; lợi nhuận trước thuế là 39,6%. Doanh thu tăng trưởng dự kiến nhờ số lượng thuê bao truyền hình số, HD TV, IP TV và dịch vụ internet tăng lên.
Theo HSC, kế hoạch này là hơi lạc quan bởi cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, đặc biệt là IP TV và truyền hình số đang tăng lên trong khi nhu cầu về truyền hình cáp đang giảm. Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của VTVcab dự sẽ gặp nhiều áp lực.
Mục tiêu tăng doanh thu 17%/năm, 4.500 tỷ đồng vào năm 2021
Sau cổ phần hóa, công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng trung bình năm khoảng 17%, dự kiến đạt hơn 4.500 tỷ đồng vào năm 2021, lợi nhuận trước thuế ước đạt 116 tỷ đồng.
Đi cùng với định hướng phát triển, cơ cấu doanh thu của VTVcab cũng sẽ có sự phân hóa. Cụ thể, doanh thu từ truyền hình cáp sẽ giảm dần từ năm 2018, xuống còn gần 460 tỷ đồng trong năm 2022.
Đánh giá về năng phát triển thời gian tới, VTVcab mục tiêu đến năm 2020 sẽ cung cấp ổn định khoảng 70 – 80 kênh truyền hình quảng bá, trong đó có 10 – 15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60 – 65 kênh truyền hình thiết yếu của địa phương. Còn với dịch vụ truyền hình trả tiền, đến năm 2020 công ty sẽ phát triển khoảng 70 - 80% số hộ gia đình thu xem dịch vụ này.
Đến năm 2021, VTVcab đặt chỉ tiêu tăng trưởng thêm 500.000 khách hàng nâng tổng số lên 2,1 triệu khách. Số thuê bao Internet tăng trưởng thêm 600.000 lên 800.000 khách.
Ngoài ra, công ty dự kiến số hóa toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp Anolog của VTVcab.
Thay vào đó nguồn thu từ truyền hình số được đặt kế hoạch tăng trưởng nhanh chóng dự kiến chạm mốc 1.400 tỷ đồng vào năm 2022.
Dịch vụ HD và KD Internet sẽ được đẩy mạnh, trong khi đó các nguồn doanh thu từ phí truyền dẫn, doanh thu bản quyền sẽ được duy trì ở mức ổn định so với các năm trước.