|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khảo sát lương 2017: Thưởng rộng tay hơn, lương tăng nhanh hơn lạm phát

18:23 | 05/10/2017
Chia sẻ
Từ dự đoán khả quan về kinh doanh 2017-2018, các công ty có kế hoạch tăng mức thưởng cao hơn so với năm ngoái...
khao sat luong 2017 thuong rong tay hon luong tang nhanh hon lam phat
Tỷ lệ tăng lương năm 2017 cao hơn lạm phát.

Với những dự đoán khả quan về sự phát triển kinh doanh vào năm 2017-2018, các công ty tại Việt Nam có kế hoạch tăng mức thưởng cao hơn so với năm ngoái. Đây là một trong những thông tin đáng chú ý từ kết quả khảo sát lương năm 2017, do công ty tư vấn nhân sự Mercer (Mỹ) cùng đại diện tại Việt Nam là Talentnet vừa công bố.

Khảo sát được thực hiện tại 592 công ty trong 16 ngành nghề từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hoá phẩm, dược và sản xuất…, với nguồn dữ liệu thu nhập từ 289.236 nhân viên trên khắp Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ tăng lương năm 2017 và dự kiến năm 2018 của các công ty Việt Nam sẽ cao hơn mức tăng của lạm phát. Trong đó, năm 2017, các tập đoàn đa quốc gia có mức tăng lương bình quân cho nhân viên là 8,7%, các công ty trong nước tăng lương bình quân cho nhân viên cao hơn ở mức 8,8%.

Xét theo từng ngành nghề, thì công nghệ, dược phẩm, hoá chất là ba ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất, vào mức 9-10%. Trong khi đó, các ngành nghề về giáo dục, tài chính, và dầu khí có tỷ lệ tăng lương thấp nhất, lần lượt là 7,0%; 5,7%; và 4,6%.

Tỷ lệ thưởng ở các công ty Việt Nam so với lương cơ bản là 22,1%. Tỷ lệ này ở các công ty nước ngoài thấp hơn, là 16,6%.

Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, tài chính có mức thưởng tăng nhẹ so với các ngành khác; lần lượt là 22,1%; 20,7% và 20,7%. Các công ty lớn ở Việt Nam tiếp tục có mức thưởng cao hơn so với các công ty nước ngoài.

Ba ngành có tỷ lệ thưởng thấp nhất là bán lẻ, kho vận và giáo dục.

Năm 2017, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia. Tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhau giữa các công ty đa quốc gia và công ty trong nước là 15% (nhân viên); 30% (chuyên viên); 41% (quản lý).

Mức chênh lệch lương có xu hướng tăng ở cấp quản lý, 41%, do các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn cho vị trí quản lý cấp cao nhằm tương thích với mức độ đóng góp và phạm vi công việc.

Mặt khác, các công ty trong nước có xu hướng linh hoạt trong việc chi thưởng để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các công ty nước ngoài.

Cuộc khảo sát lương cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở các công ty Việt Nam là 17,8%, cao hơn các công ty đa quốc gia là 14,2%.

Còn ở các công ty đa quốc gia, ba ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là bán lẻ, bất động sản, hàng tiêu dùng.

Kiều Linh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.