|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khảo sát AmCham: Việt Nam là đối tác thương mại lý tưởng nhất của Mỹ tại ASEAN

20:50 | 12/09/2017
Chia sẻ
80% các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự kiến sẽ gia tăng hoạt động thương mại và đầu tư tại khu vực ASEAN trong 5 năm tới.
khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean
Khảo sát AmCham: Việt Nam là đối tác thương mại lý tưởng nhất của Mỹ tại ASEAN

Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Singapore, sự hào hứng của giới doanh nghiệp Mỹ với khu vực Đông Nam Á đã có phần sút giảm nhưng vẫn còn rất mạnh.

80% các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự kiến sẽ gia tăng hoạt động thương mại và đầu tư tại khu vực ASEAN trong 5 năm tới, và chỉ 3% dự kiến giảm xuống. Khi được hỏi về dự kiến gia tăng hoạt động kinh doanh và đầu tư tại từng quốc gia cụ thể, Indonesia đứng đầu với tỷ lệ 92% và Việt Nam đứng nhì với 86%. Giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cũng lạc quan về tăng trưởng doanh số tại ASEAN, với 56% kì vọng đạt lợi nhuận cao hơn trong năm 2017 so với năm 2016.

Mặc dù Mỹ rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng AmCham đang khuyến khích 11 thành viên còn lại trong TPP tiếp tục thực thi hiệp định.

Steve Okun, Chủ tịch Tổ công tác TPP của AmCham, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg: "ASEAN vẫn là một khu vực rất quan trọng đối với chúng tôi, một thị trường nhiều cơ hội đáng để đầu tư. Điều quan trọng là chúng ta cần có một khuôn khổ ở tầm khu vực để giải quyết các vấn đề kinh doanh trong thế kỷ 21, bất kể là có chính phủ Mỹ tham gia hay không”.

khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean

Khảo sát mới nhất của năm 2017 cho thấy 58% công ty Mỹ cho rằng doanh thu từ thị trường ASEAN sẽ trở nên quan trọng hơn trong vòng 2 năm tới, giảm nhẹ so với mức 66% hồi năm 2015. Ảnh: Bloomberg

Khi các cuộc đàm phán TPP được thực thi mà không có Mỹ, Okun cho rằng nên theo đuổi các thỏa thuận thương mại đa phương, hơn là các hiệp định song phương mà chính quyền Trump đã luôn cổ súy.

Ông nói: "Bạn nên có cả hai loại hiệp định song phương và đa phương. Hiệp định đa phương có ảnh hưởng lớn hơn các thoả thuận song phương và tránh việc các hiệp định mâu thuẫn nhau”.

Mặc dù Trung Quốc cũng đang khởi xướng Hiệp định Thương mại toàn diện khu vực (RCEP) - bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác - nó sẽ không làm lu mờ TPP, vì RCEP không bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và quy định cho khối doanh nghiệp nhà nước, Okun nói.

"Lựa chọn tốt nhất là TPP, dù có hoặc không có Mỹ", ông nói.

khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean

56% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát cho rằng Việt Nam là đối tác thương mại song phương lý tưởng nhất. Ảnh: Bloomberg

Đây là một số điểm nổi bật từ cuộc khảo sát 2017 của AmCham Singapore:

- 61% người được hỏi cho rằng việc giải quyết các rào cản thương mại phi thuế quan là ưu tiên hàng đầu của ASEAN.

- 58% cho biết các thị trường ASEAN ngày càng quan trọng hơn đối với doanh thu toàn cầu của công ty họ trong 2 năm tới, giảm từ 61% năm ngoái và 66% vào năm 2015

- 75% cho biết tăng trưởng kinh tế là lý do hàng đầu khiến thị trường ASEAN sẽ tăng trưởng mạnh, với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

- 84% người được hỏi cho biết các chính sách thương mại và thuế mới của Mỹ không có tác động rõ rệt đến hoạt động của họ tại ASEAN. Khoảng một nửa số người được hỏi cho rằng quốc gia ASEAN mà họ đang đặt chi nhánh sẽ tăng cường quan hệ với Trung Quốc sau khi Mỹ rút khỏi TPP.

- Gần một nửa số doanh nghiệp cho biết họ quan ngại về tác động tiêu cực từ các hành động thương mại có tính trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc

- Trong khi RCEP vẫn còn trong vòng đàm phán, 48% người trả lời rằng họ không xác định được rõ ràng tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh.

- 56% người chọn Việt Nam làm đối tác hấp dẫn nhất cho một hiệp định tự do thương mại song phương với Mỹ, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan.

Cuộc khảo sát đã thu thập phản hồi từ 317 thành viên của AmCham tại 10 quốc gia Asean từ ngày 15/5 đến ngày 12/6/2017.

khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng gấp 2,5 lần Nhật

Việt Nam được đánh giá có tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần Nhật Bản.

khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean ASEAN khẳng định vị thế của một tổ chức khu vực vững mạnh

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức khu vực vững mạnh, liên kết ...

khao sat amcham viet nam la doi tac thuong mai ly tuong nhat cua my tai asean Trung Quốc - Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Campuchia hiện nay, trong đó, Trung Quốc, ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Phượng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.