|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc - Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia

07:08 | 11/08/2017
Chia sẻ
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Campuchia hiện nay, trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN là nguồn cung cấp FDI chính.
trung quoc nha dau tu nuoc ngoai lon nhat o campuchia
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) có cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái). Ảnh: THX/TTXVN

Chỉ tính riêng Trung Quốc, trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2016, tổng giá trị đầu tư của Bắc Kinh vào Campuchia đã lên đến 14,7 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực chính là nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp hạ tầng cơ sở, dịch vụ và du lịch, theo báo Khmer Times.

Động lực đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia trước hết là “mối quan hệ ngoại giao tuyệt vời” giữa hai nước, sự ổn định của tình hình chính trị và một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, giá thành lao động thấp, Bắc Kinh chia sẻ các giá trị châu Á và chiến lược của Campuchia ở Đông Nam Á.

Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia được khởi động bởi Hiệp định song phương về bảo hộ và khuyến khích đầu tư có hiệu lực từ ngày 19/8/1999.

Là một nền kinh tế kém phát triển, Campuchia ưu tiên việc ký kết các thỏa thuận và hướng tới các thị trường quốc tế, đặc biệt là với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Campuchia với tư cách thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các công ty Trung Quốc đang đầu tư ở nước này có thể xuất khẩu sản phẩm của họ đến toàn bộ thị trường ASEAN với hơn 620 triệu dân số.

Campuchia có giá nhân công rẻ với lương tháng tối thiểu cho một công nhân là 153 USD vào năm 2017.

Để phòng tránh rủi ro, các công ty Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ chính trị từ Trung Quốc đại lục, đối với các công ty thuộc sở hữu nhà nước, và sự kết nối chính trị và bảo vệ từ các nhân vật có quyền lực ở Campuchia.

Đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia gồm nhiều loại hình sở hữu. Các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc thường tập trung vào các nhà máy thủy điện và các nguồn lực thiên nhiên, những lĩnh vực đầu tư dễ dàng được thông qua và bảo hộ. Còn các công ty tư nhân của Trung Quốc tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp dệt may và du lịch.

Đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực dệt may có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc tạo cơ hội việc làm cho hơn nửa triệu công nhân Campuchia. Tuy nhiên, các nhà máy dệt may ở Campuchia chỉ dừng lại ở mức độ gia công.

Hiện có khoảng 30 dự án đầu tư của Trung Quốc liên quan đến nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, với khoảng 237.406 ha đất, trong đó có 21 dự án đang hoạt động với 173.904 ha.

Cho đến nay, chỉ có khoảng 42.081 ha được gieo trồng, trong đó chủ yếu là cao su. Ngoài ra, có 7 dự án xay xát lúa gạo của Trung Quốc với năng suất khoảng 669.816 tấn/năm.

Trung Quốc cũng đã đầu tư vào việc xây dựng đặc khu kinh tế ở thành phố cảng Sihanoukville, một đặc khu kinh tế đầu tiên do Chính phủ Trung Quốc bỏ vốn ở châu Á, do hai công ty của Campuchia và Trung Quốc đồng quản lý dự án. Hiện có 108 nhà máy và công ty đóng tại khu kinh tế này với số vốn trị giá khoảng 3 tỷ USD.

Trong lĩnh vực du lịch, Trung Quốc đã đầu tư vào 5 dự án chính – một khu resort hỗn hợp ở tỉnh Koh Kong và một khu resort và khách sạn 5 sao ở tỉnh Preah Sihanuok.

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia trên lĩnh vực năng lượng với số vốn đầu tư hơn 7,5 tỷ USD trong các dự án thủy điện và 4 tỷ USD trong các nhà máy điện than. Các công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào 5 nhà máy nhiệt điện ở Campuchia.

Tuy nhiên, một số dự án đầu tư trong lĩnh vực này không đạt tiêu chuẩn quốc tế và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với người dân địa phương cũng như hệ thống kinh tế.

Nền kinh tế Campuchia đã phát triển tốt trong hai thập kỷ qua với mức tăng trưởng bình quân 7% từ năm 2000 đến 2016, được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở trong khối ASEAN và cả vùng Đông Á; và dự đoán vẫn tiếp tiếp duy trì mức tăng trưởng trên trong năm 2017 và 2018.

Cả Campuchia và Trung Quốc, nhất là trong các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, đều nhấn mạnh rằng đầu tư của Trung Quốc là một trong những nhân tố hàng đầu đối với đà tăng trưởng kinh tế của Campuchia hiện nay.

trung quoc nha dau tu nuoc ngoai lon nhat o campuchia Đồng nhân dân tệ lên đỉnh 10 tháng

Hôm thứ Tư (9/8), tỷ giá đồng nhân dân tệ so với USD trên thị trường thế giới giảm còn 6,6904; ghi nhận mức giá ...

trung quoc nha dau tu nuoc ngoai lon nhat o campuchia Forbes: Chính phủ nghìn tỷ USD của Trung Quốc gần như 'không thể bị phá hủy'

Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương Trung Quốc nhiều đến mức "không thể tin được", hãng Forbes nhận xét.

trung quoc nha dau tu nuoc ngoai lon nhat o campuchia Xây dựng tuyến đường cao tốc nối Ấn Độ và Việt Nam

Tuyến đường cao tốc kết nối Ấn Độ với ASEAN sẽ đi qua các nước Ấn Độ, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đây sẽ ...