Khai mạc Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ nhất
Khó khăn nào cho ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới? | |
Ngành cà phê Việt Nam hướng tới tăng năng suất, chất lượng chứ không tăng diện tích |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, năm 1990 - 1991 sản lượng cà phê của nước ta chỉ chiếm 1% sản lượng cà phê của thế giới, đến niên vụ 2015-2016 sản lượng đã đạt 20% và vươn lên vị trí thứ hai.
Ban tổ chức cũng đã trao kỷ niệm chương cho các nhà chế biến, hợp tác xã trong cả nước đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành cà phê. (Ảnh: Nguyễn Dung) |
Đến năm 2016, xuất khẩu cà phê nước ta đạt 1,78 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,4 tỷ USD. Đặc biệt, ngoài xuất khẩu cà phê nhân theo truyền thống, Việt Nam đã chế biến sản phẩm rang xay, chế biến sâu đạt trên 300 triệu USD. Không những thế, cà phê là một trong mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm thị phần lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho người dân, nhất là các tỉnh Tây Nguyên.
Cũng tại buổi lễ, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đầu những năm 2000 Việt Nam đã đạt được vị trí nước sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành cà phê đã tạo việc làm cho hàng triệu nông dân và người lao động trên cả nước, đặc biệt 5 tỉnh Tây Nguyên.
Ngày cà phê Việt Nam lần thứ nhất năm 2017 cũng là dịp đánh giá lại 160 năm kể từ khi cây cà phê có mặt tại Việt Nam và cũng là sự kiện để để các nhà quản lý, nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh… giao lưu, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư…
Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng đã trao kỷ niệm chương cho các nhà chế biến, hợp tác xã trong cả nước đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành cà phê. Đến năm 2018, tỉnh Đắk Nông sẽ là địa phương đăng cai tổ chức lễ hội cà phê Việt Nam lần thứ 2.