|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khách Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng, tiền chạy ngược về nước

16:02 | 12/08/2018
Chia sẻ
Du khách Trung Quốc khi đến Nha Trang thường dùng Wechat Pay để mua sắm, nếu không sử dụng thì chủ cửa hiệu sẽ mất dần khách hàng. Dòng tiền chạy từ ví điện tử này qua ví điện tử Wechat khác chỉ “chạy” ở Trung Quốc, không có ở Việt Nam, khiến Nhà nước thất thu.

khach trung quoc sang viet nam mua hang tien chay nguoc ve nuoc Mạng xã hội Trung Quốc sắp vượt Facebook về giá trị vốn hóa

Chủ hiệu mừng thầm

Anh V.D.H, chủ một khách sạn và siêu thị mini trên đường Nguyễn Thiện Thuật (khu phố Tây), thành phố Nha Trang, cho biết, nhiều du khách Trung Quốc có nhu cầu thanh toán tiền mua hàng bằng ứng dụng Wechat Pay trên điện thoại thông minh.

Theo đó, tiền từ thẻ tín dụng ngân hàng của khách hàng (bên Trung Quốc) sẽ đi qua ví điện tử của người mua, rồi chuyển sang ví điện tử của người bán. Để lấy được tiền Đồng, anh H. mới đổi lại cho hướng dẫn viên du lịch người Trung ở đây.

khach trung quoc sang viet nam mua hang tien chay nguoc ve nuoc

Cửa hiệu trưng biển có biểu tượng của ứng dụng Wechat, đồng thời ghi rõ tỷ giá tiền Nhân dân tệ quy đổi sang tiền Đồng

Cùng với Alipay, Wechat Pay là hai công cụ thanh toán phổ biến cho các giao dịch mua sắm hàng hóa ở Trung Quốc. Cứ 10 giao dịch trực tuyến thì có đến 9 giao dịch đi qua hệ thống của 2 phương thức thanh toán này. Số tiền người Trung chi tiêu phải tính đến cả tỷ USD.

“Ở Việt Nam, du khách Trung Quốc cũng muốn tiện lợi như thế”, anh H. lý giải. Hình thức thanh toán này giúp người Trung Quốc thoải mái mua sắm hơn, cũng như mang lại niềm vui cho các chủ cửa hiệu.

Đáng chú ý, Wechat không chỉ cung cấp công cụ thanh toán, nó còn là công cụ giúp các chủ cửa hiệu giao tiếp với người Trung Quốc, vì có sẵn phần mềm phiên dịch.

Khảo sát thực tế các địa điểm mua sắm ở khu phố Nha Trang, nhiều cửa hiệu dán sẵn biển chấp nhận thanh toán bằng ứng dụng Wechat Pay, nếu không thì trưng ở quầy tính tiền.

Số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng nhiều và chi mua sắm cũng mạnh tay, nhưng từ chai nước đến các mặt hàng lưu niệm đắt tiền cũng đều muốn quẹt điện thoại, thay vì tiền mặt. Vì vậy, không quá khó hiểu khi nhiều chủ cửa hiệu phải bỏ công tìm hiểu các phương tiện thanh toán tân tiến để chiều lòng “thượng đế’. Không chỉ ở Nha Trang, hầu như các đô thị tập trung đông du khách Trung Quốc đều có sẵn hình thức thanh toán này.

khach trung quoc sang viet nam mua hang tien chay nguoc ve nuoc
Cửa hiệu trưng bày biển chấp nhận thanh toán cũng bằng Wechat, nhưng có liên kết với ví điện tử ViMo

Trước đó, nhiều thông tin còn cho thấy không chỉ thanh toán bằng ứng dụng điện thoại, du khách Trung Quốc thậm chí còn quẹt thẻ ngân hàng qua các máy POS “lậu”.

Cần khung pháp lý

Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, hành vi thanh toán qua ứng dụng điện thoại là sai luật. Giao dịch mua sắm trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được chấp nhận bằng tiền Đồng, trong khi tiền giao dịch lại là Nhân dân Tệ. Không chỉ như vậy, dòng tiền chạy từ ví điện tử Wechat này qua ví điện tử Wechat khác chỉ “chạy” ở Trung Quốc, không có ở Việt Nam.

“Đây là tình trạng thanh toán lậu, trái phép”, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Công nghệ Vi Mô, cho hay. Điều này không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế, mà dữ liệu giao dịch mua sắm trên lãnh thổ Việt cũng thuộc về 2 đại gia Trung Quốc.

Theo ông Bình, cả Alipay hay Wechat Pay đều chưa có pháp nhân ở Việt Nam. Vì vậy, nếu muốn hoạt động, họ phải liên kết với các đối tác trong nước. Năm ngoái, ví điện tử Vimo công bố hợp tác với Wechat Pay để hỗ trợ cho các giao dịch thanh toán giữa du khách Trung Quốc và người Việt.

Ông Bình lý giải, khi du khách Trung Quốc mua sắm, quẹt điện thoại, đến cuối ngày hôm đó Wechat Pay sẽ chuyển tiền từ Trung Quốc về cho Vimo. Đến ngày hôm sau, Vimo sẽ chuyển cho các đối tác của mình là chủ cửa hiệu.

khach trung quoc sang viet nam mua hang tien chay nguoc ve nuoc
Wechat Pay là phương thức thanh toán tiện lợi thông qua điện thoại thông minh, chỉ cần mở ứng dụng, quét mã QR có sẵn in tại cửa hàng là thanh toán trong vòng 30 giây.

Khảo sát ở Nha Trang cho thấy một vài cửa hiệu đã dán nhãn chấp nhận thanh toán bằng Wechat Pay. Vào đầu năm nay, khách sạn Sheraton Nha Trang cũng tuyên bố chấp nhận hình thức thanh toán này.

Tuy nhiên, theo ông Bình, việc liên kết với các chủ cửa hiệu diễn ra rất chậm và khó khăn. Lý do là vì các chủ cửa hiệu mua sắm phải trả phí giao dịch tương ứng với khoảng 1,5%, trong khi con số bình quân 0,5% thông thường. “Ví điện tử Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cho các giao dịch xuyên biên giới nên phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các hình thức thanh toán lậu”, ông Bình cho hay.

Trong khi đó, cuối năm ngoái, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam - NAPAS (phụ trách quản lý hạ tầng cho các giao dịch tài chính ở thị trường nội địa) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Alipay, một công ty con trong lĩnh vực thanh toán của tỷ phú Jack Ma, người sở hữu Alibaba. Tuy nhiên, cho đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa đi đến đâu.

Hiện cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch tài chính ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước. Đại diện cơ quan này cho hay đang tiến hành rà soát lại các quy định và soạn thảo lại khung pháp lý cho các giao dịch thanh toán diễn ra rầm rộ.

Còn ông Bình cho rằng, ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra những địa điểm đang cung cấp thanh toán “lậu”.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp gần đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, địa phương giáp ranh Trung Quốc, cũng nhận xét, hình thức thanh toán này rất khó phát hiện, ngăn chặn hay xử phạt.

Sự thận trọng và chậm rãi của cơ quan quản lý được một vài chuyên gia tài chính nhận định là bước đi đúng đắn. Cơ quan này có nhiều điều để đắn đo suy nghĩ, vì lĩnh vực thanh toán là rất nhạy cảm, vốn liên quan đến hoạt động rửa tiền, trong khi người Trung Quốc chi tiêu rất đậm khi ra nước ngoài. Vì vậy, sự thận trọng là không thừa để giúp quản lý tốt thị trường này, vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế du lịch.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Dũng Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.