|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khắc phục thẻ vàng hải sản: Cơ bản hoàn thành 9 khuyến nghị của EU

12:34 | 27/04/2018
Chia sẻ
Theo thời hạn mà Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra, ngày 24.4 Việt Nam phải khắc phục 9 khuyến nghị mà EU yêu cầu. Thời hạn mà EU đưa ra đã hết. Liệu hải sản Việt Nam có gỡ được thẻ vàng, lấy lại thẻ xanh để đẩy mạnh xuất khẩu (XK), hoàn thành kế hoạch XK 40 tỉ USD mà ngành NNPTNT đang hướng tới?
khac phuc the vang hai san co ban hoan thanh 9 khuyen nghi cua eu Doanh nghiệp thấm bài học 'thẻ vàng'
khac phuc the vang hai san co ban hoan thanh 9 khuyen nghi cua eu EU sẽ đánh giá nỗ lực phòng chống IUU của Việt Nam trong tháng 5
khac phuc the vang hai san co ban hoan thanh 9 khuyen nghi cua eu
Việt Nam đẩy mạnh chống khai thác IUU. Ảnh: PV

Nỗ lực khắc phục 9 khuyến nghị của EU

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, liên quan tới xóa “thẻ vàng” cho hải sản XK, 9 khuyến nghị mà EU đưa ra cho Việt Nam cần phải thực hiện, gồm: Sửa đổi khung pháp lý để đảm bảo tuân thủ các quy tắc quốc tế và khu vực áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản; đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi; tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và theo dõi.

Khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai thác; tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác; cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá; tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và NK vào lãnh thổ; tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế; đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).

Ngay sau khi EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (IUU), Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố ven biển, cả hệ thống chính trị đã tập trung vào cuộc chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp để khắc phục 9 khuyến nghị của EC; trong đó xác định nhiệm vụ ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và công tác chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng Chính phủ ban hành hàng loạt Chỉ thị, quyết định yêu cầu một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU về chống khai thác hải sản IUU... Tăng cường kiểm soát, kiểm tra, giám sát tàu cá hoạt động trên biển; nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý tàu cá xuất nhập cảng cũng như công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác tại các cảng cá.

Những ngày “nước rút” cuối cùng

Trao đổi với PV Báo Lao Động - ông Nguyễn Quốc Oai - quyền Tổng Cục trưởng - Tổng cục Thủy sản - nhấn mạnh: Bộ trưởng Bộ NNPTNT và các lãnh đạo bộ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, đặc biệt trong chuyến làm việc của Bộ trưởng Bộ NNPTNT tại Bỉ vào cuối tháng 3.2018 vừa qua, EU đã ghi nhận và đánh giá nỗ lực và kết quả của Việt Nam trong chống khai thác IUU và sẽ tiếp tục phối hợp hợp tác, hỗ trợ ta trong công tác phòng, chống khai thác IUU.

Tổ chức họp trực tuyến với DG-MARE trao đổi, cung cấp tài liệu và cập nhật tình hình triển khai các khuyến nghị của EC tại Việt Nam; tăng cường hợp tác song phương và đa phương với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Papua New Guinea, Brunei, Philippines, Australia...) các tổ chức quốc tế, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực (SEAFDEC, WCPFC, APEC...) để thúc đẩy các hoạt động chống khai thác IUU, thiết lập đường dây nóng trao đổi thông tin, đưa tàu cá và ngư dân Việt Nam sang khai thác hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Hợp tác với Australia triển khai chương trình thí điểm tuyên truyền về các tác hại của khai thác Australia đến tận cộng đồng ngư dân...

Hiện nay Bộ NNPTNT đã được giao chuẩn bị nội dung, chương trình Hội nghị trực tuyến giữa Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển về tình hình triển khai Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13.12.2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU về chống khai thác IUU.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung (Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế - Tổng cục Thủy sản), nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, chống hành vi khai thác IUU, Bộ NNPTNT, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo lực lượng kiểm ngư tăng cường công tác tuần tra, giám sát chống khai thác IUU. Yêu cầu địa phương thắt chặt việc kiểm tra tại cảng đảm bảo 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khác. Thống kê danh sách tàu cá vi phạm khai thác IUU trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại cảng và trên biển gửi về Bộ NNPTNT vào ngày 20 hằng tháng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.