|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Khả năng điện gió sẽ bị cắt giảm công suất ở mức cao do thừa điện

12:10 | 26/03/2021
Chia sẻ
EVN dự kiến nguồn điện gió đưa vào vận hành thời gian tới sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết, có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao.

Theo Hiệp hội năng lượng Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về tình hình phát triển điện gió tại Việt Nam năm 2021. 

Theo đó, EVN dự kiến, nguồn điện gió đưa vào vận hành thời gian tới sẽ đối mặt tình trạng sản xuất ra không bán được hết, có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao.

Báo cáo của EVN cho hay đến thời điểm hiện nay, đơn vị này đã ký hợp đồng mua bán điện với 113 dự án điện gió, tổng công suất là 6.038 MW.

Căn cứ báo cáo của các chủ đầu tư, tiến độ đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thương mại của các dự án điện gió gồm số dự án đã đưa vào vận hành thương mại là 12 dự án, tổng công suất là 582 MW.

Số các dự án dự kiến tiếp tục vào vận hành thương mại trước 31/10/2021 là 87 dự án, với tổng công suất là 4.432 MW, số các dự án không thể vận hành thương mại trước 31/12/2021 là 14 dự án với tổng công suất là 1.024 MW.

Đánh giá tình hình cắt giảm năng lượng tái tạo, EVN cho biết trong thời gian tới, theo yêu cầu cắt điện đường dây 500 KV Nho Quan - Hà Tĩnh, để đấu nối nhà máy điện Nghi Sơn 2 và tiếp tục cắt điện đường dây 500 kV, 220 kV nằm trong tổng thể cắt điện đấu nối mạch 3 đường dây 500 kV, sẽ tiếp tục phải thực hiện tiết giảm các nguồn năng lượng tái tạo.

Về tổng quan, giai đoạn mùa lũ và cuối năm 2021, hiện tượng thừa nguồn sẽ tiếp tục xuất hiện khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết. 

Từ tháng 10-12/2021, khi các nguồn điện gió vào vận hành đủ, đồng thời với giai đoạn mùa lũ miền Trung - Nam, lượng công suất thừa có thể lớn hơn với thời gian dài hơn.

Giai đoạn tháng 7 - 9/2021, EVN cho rằng đây là thời kỳ lũ chính vụ miền Bắc, thực hiện khai thác cao thủy điện và tối thiếu nhiệt điện than theo điều kiện kỹ thuật, hệ thống điện miền Bắc có thể cân đối được nguồn, truyền tải Trung - Bắc duy trì ở mức thấp.

"Điều này làm cho nguy cơ thừa nguồn toàn hệ thống trở nên trầm trọng hơn. Mức cắt giảm năng lượng tái tạo có thể lên tới 3.000/6.500 MW vào thời điểm thấp điểm trưa của ngày thường hoặc cuối tuần. Sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là hơn 180 triệu kWh", EVN đánh giá.

Còn giai đoạn tháng 10-12/2021, theo EVN đây là thời kỳ mùa lũ chính vụ miền Trung và Nam, khai thác cao thủy điện.

Do đó mức cắt giảm năng lượng tái tạo do quá giới hạn truyền tải 500 kV cùng với thừa nguồn điện trên hệ thống trong ngày thường hoặc chủ nhật có thể đạt 6.800 MW/10.800 MW. Sản lượng năng lượng tái tạo cắt dự kiến trong mỗi tháng là 350-400 triệu kWh.

"Trường hợp có thêm nguồn năng lượng tái tạo vào vận hành sớm hơn so với tiến độ dự kiến, hoặc các thủy điện đồng loạt xả, lượng năng lượng tái tạo bị cắt giảm còn có thể cao hơn”, EVN lưu ý.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.