|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

JP Morgan chỉ ra cách ACB vượt qua cú sốc năm 2012 để tăng trưởng mạnh những năm gần đây

08:00 | 08/11/2019
Chia sẻ
ACB là ngân hàng đã chịu cú sốc mạnh mẽ vào năm 2012 với sự kiện liên quan đến bầu Kiên và việc ngừng giao dịch vàng. Tuy nhiên, sau giai đoạn chống đỡ và phục hồi, ACB đang cho thấy sự tăng trưởng khá bền vững.

Theo nhận định của JP Morgan, ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất nước Mỹ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) đã thành công trong việc điều hướng chất lượng tài sản, thanh khoản và những hạn chế về vốn để trở thành một tổ chức có tăng trưởng và lợi nhuận cao trong những năm gần đây.

h2-03

Các nhà phân tích của JP Morgan chỉ ra thế mạnh của ACB là cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với việc tập trung vào các chủ doanh nghiệp.

Hai phân khúc này chiếm tỉ trọng 90% trong tổng giá trị cho vay của ACB. Cùng với đó, chất lượng tài sản của ACB tương đối tốt với tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,7%. Khi so sánh PE/PB, EPS và ROE của ngân hàng, báo cáo nhận định ACB là một trong những cổ phiếu hiếm hoi có sự kết hợp giữa tăng trưởng và giá cổ phiếu.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Tỉ trọng cho vay các mảng của ACB trong nửa đầu năm 2019

Tỉ trọng cho vay tiêu dùng tại ACB đã tăng trưởng từ 43% lên 53% trong 6 năm trở lại đây. Đáng chú ý, ngân hàng đã có sự chuyển dịch rõ rệt, giảm dần mức tập trung vào mảng cho vay doanh nghiệp.

"Chi phí tín dụng của ACB tăng đột biến trong năm 2012-2017 một phần là do rủi ro tập trung vào mảng doanh nghiệp. Khi mức độ đa dạng danh mục đầu tư tăng lên đã có hiệu quả dẫn đến giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng", báo cáo viết.

quote 2

Screen Shot 2019-11-07 at 15

So sánh tỉ lệ chi phí tín dụng của ACB và các đối thủ

Bắt đầu từ năm 2018, sự biến động cùng chiều giữa PB và ROE của ngân hàng đã bị phá vỡ do thị trường bất động sản đi xuống dẫn đến lo ngại về vấn đề chất lượng tài sản tại các ngân hàng có nhiều bất động sản thế chấp và các khoản vay có bảo đảm. Điều này dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu ACB.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Tỉ lệ nợ xấu và bao nợ xấu của ACB qua các năm

Trong suốt năm 2019, nợ xấu tại ngân hàng đã tăng tốt ở mức 0,7% và chất lượng tài sản ngày càng cải thiện. JP Morgan kì vọng điều này sẽ tiếp tục được duy trì.

h2-04

Năm 2012, ACB phải đối mặt với một rủi ro hoạt động lớn khi ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) bị bắt vì liên quan đến vụ án về kinh tế. Có khoảng 1/3 số tiền gửi đã bị "chuyển đi" và 2/3 được giữ lại.

quote 1 góc

Quá trình này diễn ra cùng lúc với nhiều sự kiện khác ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng như: 

(1) chấm dứt hoạt động các sàn giao dịch vàng khiến ACB phải ghi nhận một khoản lỗ lớn từ mảng vàng (do NHNN ngừng hoạt động gửi vàng và cho vay vàng vào năm 2012 khi vàng đạt mức đỉnh).

(2) ảnh hưởng từ thị trường liên ngân hàng và (3) các vấn đề về chất lượng tài sản do liên quan đến những cổ đông chi phối tại thời điểm đó.

Đến năm 2016 - 2017, ngân hàng đã có thể xử lí tất cả các khoản vay có vấn đề này, đồng thời cũng thanh lí gần hết trái phiếu VAMC. "Tất cả điều này đã được thực hiện mà không cần một lần gọi vốn thêm nào", báo cáo nhấn mạnh.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Số dư trái phiếu VAMC của ACB qua các năm

Số dư tiền gửi của ACB đã giảm trong năm 2012 nhưng đã phục hồi và tăng trưởng ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại, ACB đã chiếm khoảng 4% thị phần tiền gửi trong nước.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Số dư tiền gửi của ACB qua các năm

h2-05

Chuyên gia của JP Morgan nhận cho rằng sau khi dọn dẹp hết những gánh nặng để lại từ quá khứ, quá trình tăng trưởng của ACB sẽ được tiếp diễn.

"Chúng tôi dự báo tăng trưởng cho vay 16% và tăng trưởng lợi nhuận 11% trong hai năm tới", báo cáo viết. Con số này được đưa ra dựa trên dự kiến tăng trưởng lợi nhuận chậm lại và suy giảm khả năng hoàn nhập dự phòng trong tương lai.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Tăng trưởng cho vay của ACB qua các năm

Sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong mảng bản lẻ và SME là một trong những yếu tố khiến lợi nhuận biên của các khoản vay được kì vọng giảm. Tuy nhiên, việc nới lỏng những qui định trong ngành, NIM của ngân hàng có thể sẽ tăng và dẫn tới lợi nhuận tăng.

Báo cáo cũng chỉ ra những điểm nổi bật của ACB trong vòng 5 năm tới gồm tăng trưởng bán lẻ, tập trung vào bancassurance, thẻ và ngân hàng ưu tiên. Ngoài ra cũng phải kể đến những yếu tố chung ở nhiều ngân hàng như: cải thiện thị phần và lợi nhuận các chi nhánh, đầu tư vào công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực.

Con số tăng trưởng mục tiêu được JP Morgan đưa ra trong 5 năm tới là: tăng trưởng tài sản 15%, tăng trưởng tiền gửi 15%, tăng trưởng cho vay từ 13 - 15%, tỉ lệ nợ xấu dưới 2% và lợi nhuận trước thuế từ 12 - 20%.

h2-06

Cùng với việc đánh giá tăng trưởng và triển vọng, báo cáo cũng chỉ ra những rủi ro mà ACB phải đối mặt trong thời gian tới. Cụ thể, qui mô của ngân hàng giới hạn khả năng cải thiện chi phí vốn. Lãi suất tiền gửi của ACB cao hơn các ngân hàng quốc doanh và tỉ lệ CASA chỉ ở mức 17%. 

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Tỉ lệ CASA và CIR của ACB qua các năm

Ngoài ra, chi phí của ngân hàng có khả năng tăng cao do các khoản đầu tư cần thiết cho cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ số.

h2-07

Diễn biến giá cổ phiếu của ACB phản ánh các sự kiện lớn của ngân hàng trong lịch sử. Cụ thể, loạt sự kiện năm 2012 đã dẫn đến sự yếu kém đáng kể trong những năm tiếp theo.

Tới năm 2016 - 2018, sự cải thiện mạnh từ thu nhập được phản ánh trong một đợt tăng giá cổ phiếu và đi kèm với diễn biến chung của thị trường chứng khoán trong nước.

quote 3

Chỉ số VN-Index và ACB đều đạt đỉnh vào năm 2018, sự điều chỉnh sau đó trùng hợp với sự yếu kém trong thị trường bất động sản khiến các nhà đầu tư lo lắng về chất lượng tài sản thế chấp tại các ngân hàng. 

Hiện nay với chất lượng tài sản và lợi nhuận tăng, JP Morgan kì vọng cổ phiếu ACB sẽ tiếp tục phục hồi. Mức định giá mà tổ chức này đưa ra đối với cổ phiếu ACB là 40.000 đồng/cp vào cuối năm 2020.

Screen Shot 2019-11-07 at 15

Tương quan giữa giá cổ phiếu ACB và VN-Index

JP Morgan Chase là một trong những tổ chức tài chính lâu đời nhất nước Mỹ, có nguồn gốc từ năm 1799. JP Morgan Chase là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với tổng tài sản hơn 2,7 nghìn tỉ USD và hoạt động trên 50 quốc gia.

Diệp Bình