|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

IPO PVOIL giá khởi điểm 13.400 đồng/cp, bán gần 45% vốn cho nhà đầu tư chiến lược

20:53 | 08/12/2017
Chia sẻ
PVOIL thực hiện đấu giá khoảng 20% vốn điều lệ, ước tính thu về 2.771 tỷ đồng nếu thành công toàn bộ. Nhà đầu tư chiến lược của PVOIL phải vốn chủ sở hữu tối thiểu 2.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp trong. Nhà đầu tư ngoại được phép mua tối đa 49% vốn điều lệ PVOIL.
ipo pvoil gia khoi diem 13400 dongcp ban gan 45 von cho nha dau tu chien luoc Trước thềm IPO, PVOIL ước lãi 202 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, bằng 62% kế hoạch năm
ipo pvoil gia khoi diem 13400 dongcp ban gan 45 von cho nha dau tu chien luoc Cổ phần hóa PV OIL: Nhà nước chào bán xấp xỉ 65% cổ phần

Ước tính thu về hơn 2.770 tỷ đồng từ đấu giá công khai

Ngày 8/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký Quyết định số 1979/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Dầu Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN).

Theo quyết định, hình thức cổ phần hóa là bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cp, vốn điều lệ của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là hơn 10.342 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần PVN nắm giữ là hơn 363 triệu cổ phần, chiếm 35,1% vốn điều lệ. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 1,86 triệu cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ.

Cổ phần bán đấu giá công khai (IPO) là 206,85 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 462,5 triệu cổ phần, chiếm 44,72% vốn điều lệ.

Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại PVOIL với tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ.

ipo pvoil gia khoi diem 13400 dongcp ban gan 45 von cho nha dau tu chien luoc

Quyết định cũng nêu rõ về bán cổ phần ra công chúng. Theo đó, giá khởi điểm là 13.400 đồng/cổ phần, được bán theo phương thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Ước tính PVOIL có thể thu về 2.771 tỷ đồng nếu thành công toàn bộ.

Nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 2.000 tỷ đồng

Quyết định nêu rõ, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo tiêu chí lựa chọn về năng lực tài chính: Chứng minh đủ nguồn tài chính để mua cổ phần theo tỷ lệ trong phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt; có nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất tối thiểu 2.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp trong nước hoặc tương đương 2.000 tỷ đồng theo tỷ giá quy đổi tại ngày đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược đối với doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng thời, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (đã được kiểm toán) 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần phải có lãi, không có lỗ lũy kế.

Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người có thẩm quyền về việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu Tổng công ty Dầu Việt Nam trong thời gian ít nhất là 10 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược; không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ ngày Tổng công ty Dầu Việt Nam – Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp…

Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 790 người. Số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 770 người.

Phó Thủ tướng yêu cầu Nộ Công Thương theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.

Tiến Vũ