|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

iPhone 13 'nhàm chán' nhưng đây là cách Apple khiến người tiêu dùng phải mở hầu bao để lên đời

15:03 | 17/09/2021
Chia sẻ
Ra mắt iPhone 13 vào thời điểm tỷ lệ lạm phát tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới đều ở mức cao, Apple đã quyết định dùng chiến lược giá.

Dòng sản phẩm iPhone 13 và 13 Pro mới của Apple có tất cả các tính năng được nâng cấp khá lý tưởng như hiệu suất nhanh hơn, tuổi thọ pin lâu hơn, màn hình đẹp hơn và màu sắc đa dạng, mới mẻ. Tuy nhiên, theo CNN thì bất ngờ lớn nhất - và được cho là duy nhất - với dòng sản phẩm năm nay không phải tính năng mà là giá cả.

Giá cạnh tranh của iPhone 13 và 13 Pro

Apple giữ giá mẫu iPhone mới nhất của mình gần như ngang bằng với các mẫu ra năm ngoái là iPhone 12 dù trước đó, có nhiều đồn đoán rằng chúng sẽ có giá cao hơn bao giờ hết do chuỗi cung ứng chip bị ảnh hưởng. Thực tế, công ty tiếp tục cung cấp iPhone đời mới với nhiều mức giá khác nhau để thu hút nhiều khách hàng hơn, dù thực tế các tính năng, đổi mới ở iPhone 13 cũng không quá khác biệt so với mẫu cũ.

Chiến lược của Apple khi ra mắt iPhone 13 giữa thời điểm lạm phát: Đánh vào giá cả - Ảnh 1.

iPhone 13 có giá cả không chênh lệch nhiều với iPhone 12. (Nguồn: Egypt Independent).

"Apple đã trở thành ông vua của danh mục đầu tư 'tốt, tốt hơn, tốt nhất' với một chiếc điện thoại ở mọi mức giá đều cảm thấy khá phù hợp, đặc biệt là khi họ thường chấp nhận đổi, nhận lại các mẫu cũ hơn cho những khách hàng muốn đổi máy nhưng không muốn trả quá nhiều tiền cho sản phẩm mới”, ông Ben Wood, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường CCS Insight cho biết. 

"Thêm sự trao đổi, thu mua sản phẩm cũ là một chính sách khôn ngoan giúp khách hàng có thể đăng ký mua một chiếc điện thoại mới đắt hơn giá cả họ định chi ra ban đầu".

Ưu đãi giao dịch của Apple

Đối với những người sẵn sàng đổi iPhone hiện có lấy các dòng iPhone 13 và cam kết sử dụng dịch vụ của nhà mạng viễn thông (Mỹ) trong vài năm tới, mức chiết khấu của Apple đang đang giảm mạnh.

Ví dụ, AT&T đang chiết khấu tới 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng) cho iPhone 13 Pro và Pro Max mới sau khi trao đổi, trong khi Verizon (VZ) đang chào hàng với số tiền giảm 800 USD cho bất kỳ iPhone mới nào, phổ biến nhất là áp dụng với sản phẩm iPhone 13 128 GB.

T-Mobile cũng đang đề cập tới khả năng cung cấp iPhone 13 miễn phí cho các giao dịch đủ điều kiện và cho biết rằng với chương trình “Nâng cấp mãi mãi”, người dùng có thể được giảm giá tới 800 USD cho chiếc iPhone tiếp theo của họ, "mãi mãi" sau mỗi 2 năm. 

Nếu người dùng mua trực tiếp từ Apple và chọn T-Mobile làm nhà cung cấp dịch vụ, họ sẽ nhận được khoản tín dụng trị giá 700 USD cho một chiếc iPhone mới. Các giao dịch sau này vẫn tiếp tục được duy trì như thế.

Chiến lược của Apple khi ra mắt iPhone 13 giữa thời điểm lạm phát: Đánh vào giá cả - Ảnh 2.

Apple có nhiều chính sách giá thu hút khách hàng khi cho ra mắt iPhone 13. (Nguồn: CNN).

Thương mại vẫn là chiến lược trọng tâm của cả các nhà cung cấp dịch vụ di động và nhà sản xuất điện thoại để thúc đẩy doanh số bán hàng thay thế. Tuy nhiên, lợi ích của nó là người dùng sẽ cảm thấy được thúc đẩy, liên tục chuyển sang các thiết bị mới.

Hơn nữa, ưu đãi trao đổi cũng thường ràng buộc khách hàng với một hợp đồng dài có thể bao gồm các gói dữ liệu có giá khá cao. Theo ông David McQueen, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường ABI Research, các nhà mạng muốn giữ những người dùng này trung thành hơn là thấy họ chuyển sang mạng đối thủ cạnh tranh - và một chiếc iPhone giảm giá hoặc miễn phí có thể là động lực thích hợp để giữ chân họ ở đó. Đối với Apple, chiến lược này cũng giúp họ giữ khách hàng ở sâu trong hệ sinh thái các sản phẩm của mình.

Giá iPhone 13 nhìn chung là vẫn như cũ

Apple không chỉ tránh tăng giá cơ bản trên iPhone 13 mà còn giảm giá thành của một số iPhone nhất định. Như các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã chỉ ra trong một ghi chú nghiên cứu hôm 15/9, giá của iPhone 13 phiên bản 128 GB và 256 GB thậm chí "đã giảm so với thiết bị có dung lượng lưu trữ tương đương hồi năm 2020".

Vậy vấn đề được quan tâm ở đây là tại sao Apple lại không tăng giá trong năm nay, khi biết rằng sẽ luôn có những khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền nhất cho các thiết bị của mình?

Ông Ben Wood nói: “Tôi tin rằng Apple nhận thức được rằng họ đã đạt được điểm thuận lợi trong việc định giá và lợi nhuận cận biên của việc giá tăng nhẹ, so với phản ứng tiêu cực mà họ phải đối mặt là không đáng có”.

Hơn thế nữa, ông cho biết Apple đang tập trung vào việc thúc đẩy doanh thu từ nhiều dịch vụ cao cấp được tích hợp trên iPhone, chẳng hạn như lưu trữ iCloud, Apple Music và Fitness +.

Chiến lược “Tốt, tốt hơn, tốt nhất”

Khi Steve Jobs giới thiệu dòng điện thoại iPhone vào năm 2007, chỉ có một dòng điện thoại và một mức giá duy nhất cho người dùng. Khi Tim Cook nhậm chức CEO, các lựa chọn trở nên phong phú hơn: Từ phiên bản tới giao động giá, chẳng hạn 399 USD cho iPhone SE và 1.599 USD cho phiên bản 1 terabyte của iPhone 13 Pro Max .

Các chiến lược được áp dụng thể hiện nỗ lực của công ty trong việc thu hút càng nhiều người càng tốt sẽ trở thành một trong những “di sản” lớn nhất của Cook. Dĩ nhiên, chiến lược giá thông minh này cũng giúp công ty có doanh thu khủng. 

Vào tháng 4, Apple đã báo cáo doanh số iPhone đạt gần 48 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2021, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị iPhone 12 được trang bị 5G lần đầu tiên.

Tuy nhiên, một số điều không thay đổi so với trước đây. Có thể có nhiều tùy chọn và mức giá hơn cho iPhone, nhưng Apple vẫn không tiến gần đến mức giá thấp hơn như trên điện thoại thông minh Android.

McQueen cho biết: “Công ty vẫn tập trung vào lợi nhuận và doanh thu hơn là chạy theo số lượng và thị phần, đó cũng là câu thần chú dưới thời Steve Jobs. Có lẽ Jobs sẽ không tung ra nhiều loại thiết bị ở các kích cỡ khác nhau, vì ông ấy luôn lo sợ sẽ ăn mòn nguồn doanh thu - đặc biệt là trên iPad mini và iPhone màn hình lớn hơn".

Thu Phương