|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Indonesia đặt mục tiêu 75 triệu dân sớm tiêm vắc xin ngừa COVID-19

22:30 | 12/12/2020
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia Erick Thohir khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên tiêm chủng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân.
Indonesia đặt mục tiêu 75 triệu dân sớm tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia. (Ảnh: THX/ TTXVN).

Ngày 12/12, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia, Giám đốc điều hành Ủy ban Xử lý COVID-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia (KPC PEN) Erick Thohir cho biết nước này đặt mục tiêu tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho khoảng 75 triệu người trong vòng 8-9 tháng tới.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Thohir khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên tiêm chủng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân.

Có hai hình thức triển khai tiêm chủng, trong đó 32 triệu người được chính phủ trợ cấp và 75 triệu người tự chi trả thông qua một chương trình độc lập.

Bộ trưởng Thohir cũng cho biết chính phủ sẽ tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia, huy động số lượng lớn bệnh viện và phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, chính phủ sẽ có cơ chế phân phối vắc xin rõ ràng và minh bạch.

Mỗi hộp vắc xin đều được theo dõi bằng mã Code QR từ khi xuất kho đến khi phân phối đến bệnh viện nhằm ngăn chặn việc tuồn vắc xin ra thị trường chợ đen để bán với giá cao hơn quy định.

Trước đó, Chính phủ Indonesia đã quy định 6 loại vắc xin COVID-19 có thể được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng trong nước. Đó là vắc xin của  các hãng Bio Farma, Astra Zeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer Inc/BioNtech và Sinovac Biotech.

Ngày 6/12 vừa qua, Indonesia đã nhận được 1,2 triệu liều vắc xin do Công ty Sinovac Trung Quốc sản xuất. Dự kiến vào tháng 1/2021 sẽ có thêm 1,8 triệu liều vắc xin và 15 triệu liều vắc xin nguyên liệu thô để Công ty Biofarma sản xuất.

Đình Ánh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).