|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

In tiền cho tới khi lạm phát có phải cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế hiện đại?

15:15 | 12/08/2019
Chia sẻ
Cho tới thời điểm hiện tại, học thuyết cho rằng NHTW có thể "in bao nhiêu tiền tuỳ ý cho tới khi lạm phát trở thành vấn đề" vẫn là một chính sách kinh tế gây tranh cãi.

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản thường nhận được chỉ trích về chính sách của họ từ các nhà kinh tế quốc tế và hiếm khi nhận được lời khen tặng từ nước ngoài. 

Tuy nhiên, trong một chuyến thăm Nhật Bản gần đây, Giáo sư Stephani Kelton của Đại học Stony Brook đã bảy tỏ sự khen ngợi chính sách kinh tế của Chính phủ nước này.

nhat1

Giáo sư Kelton là một trong những người ủng hộ Học thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT). (Ảnh: Foundation for Economic Education)

Giáo sư Kelton là một người ủng hộ Học thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT), một học thuyết thách thức những học thuyết về tiền tệ truyền thống. Học thuyết này cho rằng áp lực duy nhất đặt lên chi tiêu chính phủ là lạm phát.

Theo học thuyết này, các chi tiêu liên quan đến chính phủ không cần thiết được tài trợ bằng phát hành trái phiếu. Theo đó, ngân hàng trung ương có thể in bao nhiêu tiền tuỳ ý cho tới khi lạm phát trở thành vấn đề.

MMT và chính sách "Abenomics" của Nhật Bản

Nhiều người ủng hộ MMT nhìn nhận chính sách "Abenomics" của Nhật Bản như một dẫn chứng để củng cố lập luận của mình. Chính sách này theo đó phá vỡ tính truyền thống của chủ nghĩa "thắt lưng buộc bụng" để đi theo chính sách ưu tiên cho tăng trưởng mặc cho mức nợ công lớn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Taro Aso dù thế gọi MMT là "một ý tưởng cực đoan và rất nguy hiểm vì có thể làm yếu đi kỉ luật tài khoá", trong khi đó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) cũng bày tỏ sự "không đồng cảm" với học thuyết này.

Cùng lúc, phản ứng của nhiều nhà kinh tế nổi tiếng nước ngoài cũng cực kì gay gắt. Theo Larry Summer, MMT là "học thuyết kinh tế ma quỷ của thời đại chúng ta". Trong khi đó, Kenneth Rogoff nói rằng đây là một mối đe dọa với tài chính toàn cầu còn Bill Gates gọi nó là "cuộc nói chuyện điên rồ".

Bên cạnh sự khác biệt về lí thuyết liên quan đến tính chất của tiền tệ, những người phản đối MMT còn cho rằng học thuyết này có thể gây ra siêu lạm phát, như những gì mà nhiều quốc gia Mỹ Latinh và Châu Phi đang phải trải qua, nếu chính phủ in quá nhiều tiền.

Ở chiều ngược lại, giáo sư Kelton trước đây là cố vấn của Bernie Sander, một thành viên cánh tả từng tìm kiếm cơ hội trở thành đại diện của đảng Dân chủ cạnh tranh Tổng thống Mỹ. Một chính khách khác của Mỹ, Alexandria Ocasio-Cortez, cũng bày tỏ sự hứng thú của mình với MMT.

Học thuyết MMT rõ ràng hấp dẫn với cánh tả bởi nó mang đến những khoản chi tiêu chính phủ không giới hạn và rẻ mạt. 

Thực tế, học thuyết này cũng có liên quan đến khái niệm "tiền trực thăng" từng được nhắc đến như một biện pháp khắc phục tình trạng giảm phát và từng được cân nhắc bởi Ben Bernanke trước khi ông trở thành Chủ tịch Fed vào năm 2016.

Theo khái niệm này, tiền không cần được chi tiêu bởi chính phủ. Đơn giản rằng nó có thể được chỉ cần gửi tới công dân khi họ cần.

Còn nhớ, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump vào năm 2016, ông khẳng định nước Mỹ sẽ "không thể phá sản khi có thể in tiền" – một ý tưởng dễ làm người ta nhớ đến MMT. Mặc dù đây có thể là một câu nói đùa, Tổng thống Mỹ có thể đang kì vọng khúc rẽ tiếp theo trong học thuyết kinh tế.

Nhật Bản có đang "trải nghiệm" học thuyết MMT địch thức?

Vậy Nhật Bản có đang trải qua học thuyết MMT đích thực, như cách giáo sư Kelton nhắc đến? 

MMT một lần nữa có thể làm dấy lên những quan ngại liên quan đến "kỉ luật tài khoá" được nhiều nhà kinh tế ủng hộ kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản đang trải qua thâm hụt tài khóa trong hơn 20 năm và đang đối diện với dư nợ chính phủ khổng lồ, tương đương 250% GDP quốc gia này. Thế nhưng, thay vì một cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu và tăng lãi suất như nhiều suy nghĩ tiêu cực dự đoán, lãi suất Nhật Bản đã giảm tới mức gần như "biến mất".

Kể từ khi bắt đầu học thuyết Abenomics vào năm 2013, câu chuyện dường như trở nên hấp dẫn hơn. Nhờ gói nới lỏng định lượng (QE) mua lại trái phiếu, 40% dư nợ trái phiếu của chính phủ Nhật Bản giờ đang nằm trên bảng cân đối kế toán của BoJ.

Nói một cách dễ hiểu thì một cánh tay của chính phủ Nhật Bản đang cho một cách tay khác của mình mượn một lượng lớn tiền – đồng nghĩa với việc quan hệ chủ nợ - người vay không tồn tại.

Dù phản đối, nhiều người cho rằng thực tế trên không quá xa định nghĩa về học thuyết MMT. Nguyên nhân gây ra thâm hụt trong khu vực công của Nhật Bản không đến từ mở rộng tài khoá mà là sự sụp đổ trong doanh thu thuế của hai "thập niên mất mát".

Trong năm đầu tiên áp dụng Abenomics, chính phủ tăng chi tiêu khu vực công và nền kinh tế hồi phục trở lại nhưng lạm phát kì vọng cũng tăng tương ứng.

Dù vậy, từ thời điểm này, chính sách tài khóa lại được thắt chặt. Với hai lần tăng thuế không cần thiết và phản tác dụng, không ngạc nhiên khi kì vọng về lạm phát lại sụp đổ.

nhat2

Thuế bán hàng của Nhật tăng từ 5% đến 8% vào tháng 4/2014. Mùa thu này, mức thuế nói trên sẽ tiếp tục tăng để chặn đứng kì vọng lạm phát. (Ảnh: Nikkei)

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất gần như chạm đáy của Nhật Bản được xem là một hiện tượng lạ. Thế nhưng, điều này lại trở nên quá bình thường bởi giờ đây thế giới này đang có hơn 12 nghìn tỉ USD giá trị trái phiếu lợi tức âm, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp.

Tại nhiều quốc gia, hiệu ứng kích thích từ lãi suất thấp đã chạm đến mức kiệt quệ. Thực tế làm dấy lên câu hỏi chính phủ sẽ làm gì tiếp theo khi khủng hoảng xảy ra.

Thị trường "nói" cho họ rằng nên tận dụng lãi suất thấp để phát hành trái phiếu và bơm tiền vào nền kinh tế. Chính phủ Áo vừa phát hành trái phiếu 100 năm với lãi suất 1,2%. 

Trong khi đó, tính toán tương ứng với lãi suất của trái phiếu 30 năm tại Nhật Bản, quốc gia này đang có thể vay tiền 100 năm với lãi suất dưới 1%.

Thay cho việc tăng thuế tiêu dùng và phá hỏng tăng trưởng, Nhật Bản có thể đầu tư vào hạ tầng, năng lượng sạch và các hoạt động khuyến khích thai sản để giải quyết các vấn đề liên quan đến dân số già.

Không phải mọi quốc gia đều đang ở vị trí như Nhật. Thế nhưng, có một điều rõ ràng là ở nhiều quốc gia, sự kết hợp giữa nới lỏng tiền tệ, mở rộng tài khóa và cải cách thuế là điều cần làm để đảy mạnh tăng trưởng.

Nếu các chính trị gia và các nhà kĩ trị chính thống không vượt qua được thách thức, những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ lấp đầy khoảng trống. Và điều này sẽ rất nguy hiểm bởi học thuyết MMT không có nhiều điều để nói về tình hình tài chính khác nhau ở các quốc gia khác nhau và mức độ kích thích cần thiết cho nền kinh tế.

Không khó để thấy viễn cảnh các quốc gia vốn ít tiết kiệm và tiêu dùng nhiều đi quá xa và rơi vào tình trạng khủng hoàng lạm phát nghiêm trọng.

Abenomics đề cập đến các chính sách kinh tế do Shinzo Abe đề xuất bắt đầu từ thời điểm tổng tuyển cử Nhật Bản, 2012 và sau đó Shinzo Abe được bầu làm thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ thứ hai.

Abenomics dựa trên 'ba mũi tên' là nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa và cải cách cơ cấu.

The Economist miêu tả chương trình giống như một 'hỗn hợp của tăng phát, chi tiêu chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được thiết kế để bật dậy nền kinh tế thoát khỏi tình trạng ngủ đông trong hơn hai thập kỉ'.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn