|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Imexpharm phát hành xong 8,68 triệu cổ phiếu, thu về 390 tỷ đồng

11:50 | 08/03/2017
Chia sẻ
IMP vừa ra báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán gần 8,7 triệu cổ phiếu ra công chúng.
 

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) vừa có báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng trong đầu năm 2017. Theo đó, công ty đã hoàn thành 100% kế hoạch chào bán 8,68 triệu cổ phiếu ra công chúng.

Với giá chào bán 45.000 đồng/cổ phiếu, IMP đã huy động được hơn 390,7 tỷ đồng trong đó ghi nhận thặng dư vốn cổ phần gần 304 tỷ đồng. Đồng thời IMP cũng đã thông báo nâng vốn điều lệ thêm 86,8 tỷ lên mức 376,2 tỷ đồng.

Ngày 15/3 sắp tới là ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Imexpharm. Trước đó, trong tháng 2, quỹ Templeton Frontier Markets Fund thuộc FTIF liên tục bán ra cổ phiếu IMP với tổng số hơn 790 nghìn cổ phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu tại IMP xuống 1,3%.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu thuần quý 4/2016 tăng 9,2% so với cùng kỳ nhưng do công ty cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao nên lợi nhuận sau thuế quý 4 đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Kết thúc năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 100 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Cùng với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2016, việc 3 dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP đưa vào hoạt động và tiếp tục đầu tư thêm 2 nhà máy đạt chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp củng cố vị thế dẫn đầu trong sản xuất thuốc chất lượng cao. HĐQT Công ty cũng đã thông qua kế hoạch 2017 doanh thu đạt 1.260 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 15% và 17% so với năm 2016.

Các thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh của IMP cũng đã giúp giá cổ phiếu tăng từ mức 51.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 1 năm nay lên quanh mức 59.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay.

imexpharm thu ve gan 304 ty dong thang du co phan sau dot chao ban co phieu ra cong chung
Biến động giá cổ phiếu IMP trong 6 tháng gần đây. (Nguồn: VnDirect)

Cúc Phương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.