|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

IIP 10 tháng đầu năm tăng 8,3%, Lai Châu và Phú Thọ có chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo cao nhất cả nước

15:15 | 06/11/2024
Chia sẻ
10 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,3%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6%, đóng góp 0,9 điểm % vào mức tăng trưởng chung.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình sản xuất công nghiệp tháng 10 của cả nước nhìn chung vẫn giữ xu hướng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 ước tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 7,0% so với tháng 10/2023.

Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,0%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,9%; riêng ngành khai khoáng giảm 10,4%. 

Tính chung 10 tháng năm nay, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). 

Đóng góp trong mức tăng chung gồm: Ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm %; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,3%, đóng góp 0,9 điểm %; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm %; riêng ngành khai khoáng giảm 7,2%, làm giảm 1,1 điểm %.

Tốc độ tăng trưởng IIP 10 tháng so với cùng kỳ năm trước, từ năm 2020 - 2024 (Nguồn: AM tổng hợp từ Tổng cục Thống kê).

Trong 10 tháng đầu năm, một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II ghi nhận IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16,0%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 14,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 14,0%...

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm, như: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,8%; khai thác than cứng và than non giảm 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,4%.

Xét theo không gian, Tổng cục Thống kê cho biết, IIP 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương và giảm ở 4 địa phương trên cả nước.

Tốc độ tăng/giảm IIP 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện; ngành khai khoáng tăng cao. 

Trong những địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, Lai Châu và Phú Thọ vẫn là hai tỉnh dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 40%, theo sau đó lần lượt là: Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Nam, Trà Vinh và Điện Biên.

Những địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 (Nguồn: AM tổng hợp từ Tổng cục Thống kê).

Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao là: Khánh Hòa, Điện Biên, Cao Bằng, Trà Vinh, Lai Châu, Sơn La và Thanh Hóa. 

Những địa phương có ngành sản xuất và phân phối điện đạt tăng trưởng cao trong 10 tháng năm 2024 (Nguồn: AM tổng hợp từ Tổng cục Thống kê).

Những địa phương có chỉ số sản xuất của ngành khai khoáng tăng cao gồm: Cao Bằng tăng 30,0%, Thanh Hóa tăng 14,0% và Trà Vinh tăng 6,0%.

Theo Tổng cục Thống kê, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Cụ thể, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước là: Bạc Liêu tăng 4,9%, Đắk Nông tăng 2,8%, Hà Tĩnh giảm 5,3%, Gia Lai giảm 1,8% và Quảng Ngãi giảm 1,6%. 

Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng thấp hoặc giảm: Quảng Trị tăng 2,3%, Bạc Liêu tăng 0,7%, Lạng Sơn giảm 16,7%, Quảng Ngãi giảm 8,6%, Lâm Đồng giảm 5,0% và Gia Lai giảm 1,5%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10 tăng 1,0% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 2,9% so với năm trước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 7,1% so với năm trước.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh My

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Xu hướng dịch chuyển dòng chảy tín dụng
Bối cảnh kinh tế đã trải qua nhiều biến động chỉ trong 2 năm vừa qua. Trước sự thay đổi về môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thì dòng chảy tín dụng cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Trước đây, tín dụng tập trung mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ và hộ gia đình, tuy nhiên, xu hướng hiện tại chính là tập trung vào các doanh nghiệp. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là chiến lược tăng trưởng tín dụng, mà còn phản ánh sự thích nghi mới.