|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

IEA: Nhu cầu than đá toàn cầu giảm trong 5 năm tới

16:55 | 18/12/2017
Chia sẻ

Hôm thứ Hai (18/12), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay nhu cầu than toàn cầu sẽ giảm trong 5 năm tới, và chỉ tăng 0,5%/năm, cao hơn một chút so với mức hiện tại do lượng tiêu thụ ở Trung Quốc giảm.
iea nhu cau than da toan cau giam trong 5 nam toi 15 quốc gia gia nhập liên minh giảm sử dụng than đá vào năm 2030
iea nhu cau than da toan cau giam trong 5 nam toi Than đá sẽ thay thế gas trong năm 2017?

Số liệu từ báo cáo thị trường than hàng năm của IEA cho thấy, năm ngoái, lượng tiêu thụ than giảm 1,9% xuống còn 5,357 tỷ tấn so với năm trước nữa do giá khí đốt thấp, sự gia tăng của nguồn năng lượng tái tạo và hiệu quả cải thiện đã làm giảm nhu cầu về than.

Theo IEA, nhu cầu than toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trung bình 0.5% mỗi năm lên 5,534 tỷ tấn vào năm 2022, chỉ cao hơn mức hiện tại một chút và có nghĩa là lượng than sẽ được sử dụng bị trì trệ trong vòng một thập kỷ.

iea nhu cau than da toan cau giam trong 5 nam toi
Nhà máy nhiệt than tại thành phố Baotou, nội Mông Cổ, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Việc sử dụng than đá sẽ giảm ở châu Âu, Canada, Mỹ và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới, nhưng tăng ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.

Trong giai đoạn hiện tại đến năm 2022, tiêu thụ than đá của Ấn Độ được đánh giá là tăng trưởng nhiều nhất ở mức 3,3% mỗi năm lên đến 605 triệu tấn.

Chạm đỉnh vào năm 2013, tiêu thụ của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm 0,1%/năm xuống còn 2,787 tỷ tấn vào năm 2022. Nguyên nhân là vì việc sử dụng than trong các ngành công nghiệp và khu dân cư giảm dưới nỗ lực cải thiện chất lượng không khí của chính quyền Bắc Kinh.

Tiêu thụ than tại Mỹ sẽ tăng nhẹ vào năm tới và sau đó giảm xuống còn 469 triệu tấn vào năm 2022, trong khi tiêu thụ của EU được dự báo ​​sẽ giảm xuống còn 293 triệu tấn vào năm 2022.

Về phía nguồn cung, tổng nguồn cung than đá toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 0.8% mỗi năm lên 5,534 tỷ tấn vào năm 2020, chủ yếu là bởi các quốc gia không thuộc OECD.

Theo báo cáo, tỷ trọng than đá trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống còn 26% vào năm 2022, so với mức 27% trong năm 2016.

Sau nhiều năm sụt giảm, giá than tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, nhờ sản lượng than của Trung Quốc giảm mạnh cùng với nhu cầu mạnh mẽ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Hợp đồng tương lai than đá Châu Âu API2 2018 hiện đang được giao dịch trong khoảng 90 USD/tấn vì nhu cầu cao ở Trung Quốc và các vấn đề nguồn cung. Mặc dù giá cao trong năm 2016 - 2017, dự án phát triển than đá đã bị chậm lại. Theo IEA, nhu cầu suy yếu và triển vọng không chắc chắn đối với Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản đã các khoản đầu tư dừng lại.

Khi không có nhiều nguồn cung đã được bổ sung trong năm qua, điều này đã giúp giá đi lên.

"Giá sẽ tiếp tục phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc; kết quả là cải cách cơ cấu ngành than của Trung Quốc là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của giá than", báo cáo cho biết.

Lyly Cao