|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

IDICO lập công ty bất động sản tại Tiền Giang, vốn 900 tỷ đồng

07:12 | 17/12/2021
Chia sẻ
Trong đó IDICO sẽ góp 65% số vốn của công ty mới, tương ứng số tiền 585 tỷ đồng.
IDICO lập công ty bất động sản tại Tiền Giang vốn 900 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: IDICO.

Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) vừa công bố nghị quyết thành lập CTCP IDICO Tiền Giang với vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó tổng công ty sẽ góp 65% vốn, còn lại là các cổ đông khác.

Ngành nghề kinh doanh chính của IDICO Tiền Giang là kinh doanh bất động sản, bao gồm đầu tư xây dựng, kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung. Địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Tổng công ty cử ông Đặng Chính Trung, Tổng Giám đốc IDICO sẽ là người đại diện 35% trong tổng 65% vốn tại IDICO Tiền Giang và giữ chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ông Nguyễn Hồng Hải và ông Phan Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc IDICO mỗi người đại diện 15% trong tổng 65% vốn và cùng tham gia vào HĐQT IDICO Tiền Giang, trong đó ông Hải sẽ là Giám đốc của công ty mới này.

Trong một diễn biến khác, HĐQT IDICO vừa thông qua việc thoái vốn toàn bộ vốn tại 4 đơn vị do cần tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư. Các công ty dự kiến thoái bao gồm CTCP Đầu tư xây dựng lắp máy IDICO, CTCP Đầu tư Đồng Thuận, Trường Đại học Công nghệ Vinh và CTCP Đầu tư Xây dựng đô thị Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư tại các công ty này tại ngày 30/9 gần 47 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cũng như nhiều cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp khác, giá cổ phiếu IDC đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay, từ vùng 35.000 đồng/cp lên 87.300 đồng/cp chốt phiên 16/12, tức gấp 2,4 lần.

IDICO lập công ty bất động sản tại Tiền Giang vốn 900 tỷ đồng - Ảnh 2.

Diễn biến giá cp IDC trong một năm qua. (Nguồn: TradingView).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.