|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,1% trong tháng 2/2021

07:40 | 08/04/2021
Chia sẻ
Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm trong tháng 2/2021, nhưng vẫn tăng trưởng khả quan sau 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021.

Trong báo cáo tháng 3/2021, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vẫn giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021, với ước tính đạt  gần 172 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020. Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 5,2% lên 101,88 triệu bao; Sản xuất cà phê robusta dự kiến giảm 2,6% xuống 70 triệu bao.

Cũng theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 đạt 10,48 triệu bao (1 bao = 60 kg), giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê arabica toàn cầu tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức 6,7 triệu bao. Đà tăng này chủ yếu là do Colombia - nước xuất khẩu cà phê arabica lớn thứ 2 thế giới tăng mạnh khối lượng bán ra, với mức tăng 17,2% so với tháng 2/2020.

Xuất khẩu cà phê robusta toàn cầu trong tháng 2 giảm mạnh 17,4% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 3,8 triệu bao. Nguyên nhân là do xuất khẩu cà phê của Việt Nam – nhà xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới giảm tới 34,5% so với tháng 2/2020, xuống còn 1,9 triệu bao so với 2,9 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù giảm trong tháng 2, nhưng tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10/2020 đến tháng 2) xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ niên vụ 2019-2020, đạt 52,8 triệu bao. 

Trong đó, cà phê arabica chiếm tới 64,7% tổng xuất khẩu toàn cầu, với khối lượng đạt 34,1 triệu bao, tăng 7,8% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Ở chiều ngược lại, lượng cà phê robusta xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 giảm 6% so với niên vụ 2019-2020, đạt 18,66 triệu bao.

Về thị trường cung cấp, Brazil tiếp tục là nhà cung cấp cà phê lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu 20,5 triệu bao trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021, tăng mạnh 24,2% so với cùng kỳ niên vụ 2019-2020.

Cà phê arabica chiếm 96% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Brazil với khối lượng đạt 19,69 triệu bao, tăng 20,8% so với cùng kỳ niên vụ 2019-2020. Hiện Brazil đang nắm giữ 57,7% thị phần cà phê arabica xuất khẩu toàn cầu.

Ngoài ra, lượng cà phê xuất khẩu của một số nhà cung cấp khác cũng tăng trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 như: Colombia tăng 1,1%, Uganda tăng 9,6%, Indonesia tăng tới 20,5%.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021, nhưng khối lượng xuất khẩu đã giảm 16,4% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 9,8 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 2 và 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021

(ĐVT: nghìn bao, 1 bao = 60kg)

Nguồn cung

Tháng 2/2020

Tháng 2

T2 so với T2/2020 

5 tháng đầu niên vụ 2019-2020 (tháng 10 đến tháng 2)

5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10 đến tháng 2)

Niên vụ 2020-2021 so với 2019-2020 

Tổng

11.161

10.477

-6,10%

51.537

52.811

2,50%

arabica

6.590

6.704

1,70%

31.686

34.146

7,80%

Brazil

3.113

3.199

2,70%

16.301

19.689

20,80%

Colombia

1.216

1.425

17,20%

6.493

6.525

0,50%

Thị trường khác

2.261

2.080

-8,00%

8.892

7.932

-10,80%

robusta

4.571

3.773

-17,40%

19.851

18.664

-6,00%

Brazil

3.008

3.280

9,00%

16.506

20.498

24,20%

Việt Nam

2.900

1.900

-34,50%

11.687

9.775

-16,40%

Colombia

1.079

1.285

19,10%

5.905

5.971

1,10%

Indonesia

602

650

8,00%

2.591

3.121

20,50%

Uganda

473

563

19,00%

2.090

2.291

9,60%

Ấn Độ

545

556

2,00%

1.960

1.870

-4,60%

Pêru

88

86

-1,80%

1.720

1.699

-1,20%

Hondura

759

642

-15,40%

2.000

1.386

-30,70%

Mexico

186

200

7,80%

835

1.009

20,80%

Etiôpia

238

163

-31,40%

1.405

961

-31,60%

Guatemala

342

300

-12,40%

889

761

-14,40%

Nicaragoa

314

300

-4,30%

877

750

-14,50%

Tanzania

90

100

11,30%

483

558

15,50%

Bờ Biển Ngà

118

66

-44,40%

677

310

-54,10%

TT khác

48

50

4,30%

243

263

8,60%

Papua New Guinea

39

25

-35,60%

264

259

-1,80%

Kenya

62

60

-2,70%

274

245

-10,80%

Êcuado

19

23

19,90%

193

198

2,40%

Côtxta Rica

85

77

-9,70%

176

191

8,40%

Ruanda

17

20

14,40%

163

159

-2,60%

Burundi

20

20

0,00%

124

115

-7,00%

Thái Lan

25

23

-7,00%

86

111

28,90%

En Xanvado

58

39

-32,00%

116

69

-40,00%

Dôminica

15

15

0,00%

68

62

-8,30%

Cameroon

2

3

20,40%

53

53

0,70%

Bolivia

2

4

161,40%

12

15

20,80%

Đông Timo

1

2

31,20%

35

14

-58,90%

Xiera Lêôn

2

2

33,30%

12

13

4,10%

Panama

2

2

0,00%

10

11

5,70%

Tôgô

5

5

9,00%

11

11

-2,20%

Yêmen

4

3

-14,30%

11

10

-11,00%

Malauy

1

2

25,00%

8

7

-18,30%

Dambia

1

2

25,00%

6

7

16,00%

Trung Phi

2

3

50,00%

6

6

-2,50%

Cộng hòa Dominica

2

1

-58,30%

11

6

-40,90%

Cuba

3

3

0,00%

5

5

-5,10%

Madagatxca

2

1

-37,50%

7

5

-28,30%

Angôla

1

1

0,00%

8

4

-50,10%

Jamaica

2

1

-39,00%

5

4

-20,80%

Philippines

1

1

-32,80%

3

3

2,40%

Gana

0

0

1

2

93,60%

Dimbabue

0

0

1

2

169,20%

Liberia

0

0

1

1

0,00%

Ngọc Bảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.