|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Hút vốn từ... trái phiếu xanh

20:20 | 16/04/2018
Chia sẻ
Trái phiếu xanh được xem như một kênh thu hút vốn hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam trái phiếu xanh vẫn là hình thức đầu tư còn mới mẻ.

Theo ước tính của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần một khoản đầu tư lên đến 46.000 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, trái phiếu xanh được xem như một giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển một nền kinh tế “sạch” và bền vững. Hiện nay, phần lớn trái phiếu “xanh” trên thị trường được phát hành bởi một số các tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank), Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB).

hut von tu trai phieu xanh
Để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần một khoản đầu tư lên đến 46.000 tỷ USD

Báo cáo mới đây từ tổ chức phi lợi nhuận Climate Bonds Initiative (CBI) tại Anh cho biết, lượng trái phiếu xanh phát hành trên toàn cầu trong năm 2017 đã đạt mức cao kỷ lục là 155,5 tỷ USD, vượt mức dự báo trước đó. Cụ thể, theo CBI, tổng giá trị trái phiếu xanh được phát hành trong năm 2017 tăng 78% so với năm 2016, vượt xa con số dự báo được tổ chức này đưa ra hồi tháng 12/2017 là 130 tỷ USD.

Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Pháp chiếm 56% tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh trong năm 2017. Fannie Mae là đơn vị phát hành loại trái phiếu này lớn nhất tại Mỹ với 24,9 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 22/2/2018, Chính phủ Indonesia đã phát hành trái phiếu Sukuk “xanh” kỳ hạn 5 năm, trở thành quốc gia châu Á đầu tiên phát hành ra quốc tế.

Tuy nhiên, dường như trái ngược hoàn toàn với thị trường thế giới và khu vực, thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam đang khá “ảm đạm”.

Trao đổi với DĐDN, đại diện WB cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, WB chưa có phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam. Theo đó, cả IFC và Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vốn ODA cho các dự án hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng các công cụ quản lý rủi ro đối với môi trường và xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với DĐDN, chuyên gia TS Cấn Văn Lực cho rằng để trái phiếu xanh có thể xuất hiện trên thị trường, và huy động nguồn vốn hiệu quả từ trái phiếu xanh, theo ông Lực, ngoài những hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, Chính phủ cần sớm cập nhật cơ chế, chính sách liên quan. Chính phủ cần nêu rõ quan điểm và định hướng để thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam. Ngoài ra, các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước sớm có hướng dẫn triển khai tín dụng xanh và trái phiếu xanh.

Ngọc Hà