HSC: Bộ Công thương có khả năng bán 31,7% cổ phần tại Habeco
HSC: Bộ Công thương có khả năng bán 31,7% cổ phần tại Habeco và kéo dài nhiều đợt (Ảnh minh hoạ) |
Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) vừa có báo cáo về tình hình thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN).
HSC cho rằng khả năng lớn nhất là Bộ Công thương bán khoảng 31,7% cổ phần tại Habeco và đây cũng là mức tối đa cho phép theo room nước ngoài hiện tại. Chuyển nhượng một phần cổ phần sẽ có tác động hữu ích và giúp chính phủ bổ sung nguồn ngân sách trước cuối năm. Với thực tế thị phần giảm dần và tăng trưởng lợi nhuận thấp, cổ phiếu thiếu các yếu tố hỗ trợ giá khác ngoài câu chuyện bán cổ phần nhà nước. Tuy nhiên, nếu Carlsberg mua được cổ phần kiểm soát, sẽ có sự biến chuyển lớn đối với công ty và cổ phiếu.
Theo báo cáo của HSC, Bộ Công thương một vài tuần trước đã trình Thủ tướng phương án bán 81,8% cổ phần tại Habeco. Điều được hiểu ở đây là trường hợp bán 5,4% cổ phần của SCIC tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) vào tháng 12 năm ngoái hiện được xem là khung tham chiếu cho trường hợp của Habeco. Theo đó, Bộ Công thương sẽ bán cổ phần trong nhiều đợt và kéo dài trong một vài năm.
HSC nhận định, Bộ Công thương hiện chịu áp lực từ Bộ Tài chính phải bán một phần đáng kể cổ phần trong năm nay để chính phủ hoàn thành mục tiêu ngân sách. Trường hợp của Habeco không giống như của Vinamilk cũng như Sabeco, cụ thể Carlsberg, cổ đông đã sở hữu 17,34% của Habeco có quyền mua ưu tiên khi nhà nước muốn bán cổ phần miễn là đối tác này sẵn sàng đáp ứng giá bán mà chính phủ đề xuất. Carlsberg trước đó cũng cho biết công ty này sẽ không trả mức giá cao hơn để tăng tỷ lệ sở hữu tại Habeco.
Theo công văn đề ngày 30/8 của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Công thương, kết hợp với Bộ Tư Pháp và Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ sẽ tập trung đàm phán với Carlsberg, xử lý các điểm vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg.
Bộ Công thương phải báo cáo kết quả thực hiện cho Thủ tướng trước ngày 15/11. Có nghĩa là Chính phủ vẫn chưa quyết định mức cổ phần sẽ được chuyển nhượng và thời gian thực hiện. Trong khi đó Phó Tổng giám đốc Habeco cho biết công ty vẫn đang làm việc với Carlsberg để quyết định những vấn đề này. Carlsberg mong muốn mua ít nhất 51% cổ phần của Habeco nhưng điều này rõ ràng là không thể do giới hạn room cho nhà đầu nước ngoài.
HSC cho biết Habeco hiện giữ 18% thị phần bia toàn quốc, giảm từ mức 20% ba năm trước. Habeco có vị thế mạnh ở thị trường miền bắc, tại thị trường này HSC ước tính thị phần của công ty là khoảng 50%. Tổng công suất của Habeco là 800 triệu lít/năm và có tổng cộng 16 nhà máy bia. Tuy nhiên Habeco ít đầu tư vào sản phẩm cũng như ít có chỗ đứng hoặc không có sự hiện diện ở các thị trường ngoài thị trường chủ chốt là miền bắc. Trong khi đó các doanh nghiệp quốc tế đang muốn nỗ lực lấy bớt thị phần từ tay Habeco. Theo nhận định của HSC, hình ảnh thương hiệu của Habeco được xem là khá truyền thống và không chiếm được sự ủng hộ của khách hàng trẻ và có điều kiện kinh tế. |
Ghế nóng nhiều ‘ông lớn’ Nhà nước đang để trống "Ghế nóng" tại một số doanh nghiệp Nhà nước thuộc hàng lớn nhất Việt Nam như SCIC, Habeco, BIDV và đặc biệt là PVN vẫn ... |
Carlsberg muốn mua ít nhất 51% cổ phần Habeco Ông Vương Toàn, Phó Tổng Giám đốc Habeco cho biết, ngoài quyền ưu tiên mua, Carlsberg mong muốn nắm ít nhất 51% cổ phần của ... |
Thế giằng co giữa Habeco và Carlsberg Phương án thoái vốn tại công ty bia giữ thị phần số một miền Bắc vẫn chưa thực hiện do vướng mắc đàm phán với ... |