|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Hỗn loạn' thị trường điều thô

15:50 | 12/03/2019
Chia sẻ
Thị trường điều thô vừa qua được đánh giá trong tình trạng hỗn loạn và làm ăn "chộp giật", không có nề nếp và không có phép tắc. Do đó, giải pháp xử lý tranh chấp bằng cơ chế trọng tài hay tòa án chỉ là thứ yếu.

"Hạt sạn" trong thị trường đường thô

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) ghi nhận tại Hội nghị điều Ấn Độ Kaju India 2019, nhiều chuyên gia đánh giá thị trường điều thô vừa qua trong tình trạng hỗn loạn và làm ăn "chộp giật", không có nề nếp và không có phép tắc. 

Giải pháp tốt nhất chính là đề cao giá trị đạo đức, lòng trung thực trong mua bán điều nếu muốn cùng nhau tồn tại và phát triển lâu dài. Giải pháp xử lý tranh chấp bằng cơ chế trọng tài hay tòa án chỉ là thứ yếu. 

Đánh giá biến động của thị trường điều thô năm 2018, các diễn giả cho rằng nguyên nhân chính là có quá nhiều người mới tham gia thị trường vì điều thô có vẻ dễ kiếm tiền hơn so với điều nhân. 

Trước đây Ấn Độ chỉ có những doanh nghiệp truyền thống gia đình mới tham gia, nay rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, uy tín không được coi trọng. 

Hỗn loạn thị trường điều thô  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ấn Độ chiếm ưu thế so với Việt Nam trong khâu nhập khẩu nguyên liệu

Về sản lượng điều thô toàn cầu hiện nay khá dồi dào do một lượng lớn được chuyển qua từ năm 2018 và nhà chế biến không gặp phải áp lực trong thu mua so với mọi năm. 

Mùa vụ điều toàn cầu năm 2019 đang diễn ra bình thường và thuận lợi. Tuy nhiên, theo báo cáo của đại diện Olam, mùa vụ của Việt Nam và Bang Kerala (Ấn Độ) có dấu hiệu không tốt trong năm nay, ghi nhận thiệt hại. 

Tanzania chưa có tín hiệu mở bán trở lại trong thời gian sớm nhất. Một số vấn đề băn khoăn về chất lượng và e ngại sẽ bị trộn hàng cũ với vụ mới trong thời gian tới. 

Ấn Độ vẫn chiếm ưu thế so với Việt Nam trong nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao để phục vụ thị trường trong nước, hầu hết nguyên liệu tốt đầu vụ đều về tay các doanh nghiệp Ấn Độ. 

Châu Phi tăng cường công suất chế biến, nhiều nhà máy và cơ sở chế biến có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư ở khu vực này. 

'Ngôi vương' hạt điều Việt Nam tại Ấn Độ đang bị đe dọa? Việt Nam từ chối 37.000 tấn hạt điều của NigeriaViệt Nam từ chối 37.000 tấn hạt điều của Nigeria Khan hiếm hạt điều cỡ lớnKhan hiếm hạt điều cỡ lớn

Đức Quỳnh