|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hơn 30% lao động nước ngoài ở Việt Nam có quốc tịch Trung Quốc

11:35 | 20/06/2017
Chia sẻ
Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lao động người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia, trong đó, lao động mang quốc tịch Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,9% (tương ứng hơn 25.700 người).
hon 30 lao dong nuoc ngoai o viet nam co quoc tich trung quoc Lao động nước ngoài tại Việt Nam: Sẽ tham gia bảo hiểm bắt buộc

​Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo ...

hon 30 lao dong nuoc ngoai o viet nam co quoc tich trung quoc

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Đây là số liệu được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài và triển khai các hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 19/6 tại Hà Nội.

Báo cáo về tình hình người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho thấy, chỉ trong vòng hơn 10 năm số lao động người nước ngoài ở Việt Nam tăng từ hơn 12.600 người năm 2004 lên đến hơn 83.500 người năm 2015.

Lao động thuộc diện được cấp phép chiếm tới hơn 93% số lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đông lao động người nước ngoài làm việc nhất với hơn 20.300 người, chiếm tới 24,3%, tiếp theo là Bình Dương với hơn 12.000 người (chiếm 14,4%), Hà Tĩnh hơn 7.000 người (8,4%), Hà Nội 6.386 người (chiếm 7,6%), ĐỒng Nai 6.205 người (7,4%)…

Lao động người nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc (hơn 15.300 người), Đài Loan (hơn 10.700), Nhật Bản (hơn 7.900 người)…

Tỷ lệ lao động người nước ngoài tại Việt Nam đến từ các châu lục. (Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đơn vị: %)

Create your own infographics

Số lượng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam liên tục tăng đòi hỏi cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật đảm bảo quyền của người lao động di cư, đặc biệt là quyền đối xử bình đẳng về an sinh xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Việt Nam đã quy định người lao động nước ngoài sẽ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ năm 2018.

Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đang xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài tại Việt Nam, ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: “Đối tượng áp dụng của nghị định sẽ là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động tại Việt Nam và cả người sử dụng lao động.”

Hiện nay, dự thảo nghị định đang đưa ra 2 phương án lấy ý kiến, theo đó phương án 1 là thực hiện bắt buộc lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2018. Còn với phương án 2, từ 1/1/2018 lao động người nước ngoài tham gia 3 chế bộ bảo hiểm ngắn hạn là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; đến 1/1/2020 người lao động tham gia thêm 2 chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất.

Hồng Kiều

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.