|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Hoạt động IPO toàn cầu ảm đạm trong quý I/2022

00:35 | 02/04/2022
Chia sẻ
Quý I/2022 kết thúc là khi người ta nhận thấy hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong thời gian qua khá trầm lắng, khi không có đợt IPO nào diễn ra trong tuần này và chỉ duy nhất một đợt diễn ra vào tuần trước.

 

Một chiếc xe điện của XPeng bên ngoài Sàn giao dịch Chứng khoán New York trước thềm IPO. (Nguồn: Reuters) 

Sau khi làn sóng IPO bùng nổ vào năm 2021, xu hướng các doanh nghiệp mới tham gia thị trường Phố Wall đã chậm lại đáng kể trong quý I năm nay, khi môi trường IPO bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của thị trường, bất ổn địa chính trị và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Bill Smith, Giám đốc điều hành của Renaissance Capital, cho biết: “Thị trường IPO của Mỹ vẫn có khả năng phục hồi, cho dù chỉ có 18 đợt IPO được thực hiện kể từ đầu năm nay, thu về số vốn trung bình khiêm tốn 27 triệu USD. Đây là con số thấp nhất trong hơn 20 năm qua”.

Đứng đầu trong số các yếu tố gây ra tình trạng trì trệ trên thị trường IPO là cuộc xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na). Franck Sebag, một đối tác của công ty kiểm toán EY ở Pháp, cho biết: “Bất cứ khi nào tình hình địa chính trị trên thế giới trở nên có căng thẳng, sẽ xuất hiện lực cản lớn đối với nhu cầu tham gia Phố Wall của các doanh nghiệp”.

Gregori Volokhine, chuyên gia phân tích thuộc công ty dịch vụ tài chính Meeschaert Financial Services, cho biết: “Rất khó để nghĩ đến việc niêm yết cổ phiếu khi thị trường biến động mạnh như vậy. Từ đầu năm 2022 tới nay, chỉ số công nghệ Nasdaq đã chứng kiến 8 trong số 20 phiên giảm điểm mạnh nhất từ trước đến nay.

Theo công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers, thị trường IPO năm 2021 diễn ra sôi động nhất trong lịch sử, với 2.682 doanh nghiệp tiến hành IPO, huy động được 608 tỷ USD,. Nhưng một số công ty được kỳ vọng nhất đã bị phá sản, bao gồm cả nhà sản xuất xe điện Rivian, với giá cổ phiếu đã mất hơn 70% giá trị kể từ khi đạt đỉnh. Những doanh nghiệp khác cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh bao gồm công ty dịch vụ tài chính Robinhood, giảm 84% kể từ tháng 7/2021 và công ty giải trí Roblox, giảm 66%.

Sự thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng là một lực cản đối với kế hoạch IPO của các doanh nghiệp. Hồi đầu tháng Ba, ngân hàng này đã công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2018. Điều này gây bất lợi cho các công ty non trẻ đang cần một khoản nợ khổng lồ để tài trợ cho sự phát triển của họ trong tương lai. Lãi suất cao hơn có nghĩa là họ phải trả nhiều vốn hơn.

Con đường đến với các sàn giao dịch chứng khoán của nhiều doanh nghiệp là thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), một cơ chế được sắp xếp hợp lý hơn so với IPO truyền thống.

Tuy nhiên, việc các cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ thắt chặt các quy định về SPAC, vốn bị chỉ trích vì bỏ qua các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, cũng góp phần hạn chế làn sóng IPO. Ngày 30/3 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã công bố các quy tắc mới được đề xuất nhắm mục tiêu vào các phương tiện đầu tư.

Matt Kennedy, chiến lược gia cấp cao của công ty tài chính Renaissance Capital  kỳ vọng thị trường IPO sẽ "bình thường hóa" vào cuối năm 2022. Ông nói: "Nếu môi trường ổn định trở lại, sẽ có một lượng lớn công ty, có thể không phải ngay lập tức, nhưng ít nhất là hơn 100 công ty sẵn sàng IPO ngay khi các nhà đầu tư sẵn sàng chào đón họ".

Minh Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.