|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp

23:59 | 25/02/2020
Chia sẻ
Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp được kí kết với mong muốn phát triển sự hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước trong các lĩnh vực cùng quan tâm, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp - Ảnh 1.

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp. Nguồn: baochinhphu.vn)

Thông tin cơ bản về Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp

Thời gian kí kết: 12/1/1996

Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp được kí kết với mong muốn phát triển sự hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước trong các lĩnh vực cùng quan tâm, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Việt Nam và Hy Lạp nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp dài hạn nhằm phát triển thành công sự hợp tác, tăng cường các mối quan hệ giữa hai nước ở nhiều cấp khác nhau, đặc biệt là ở cấp các nhà điều hành kinh tế.

Sự hợp tác qui định sẽ được tiến hành chủ yếu trong các lĩnh vực sau:

- Công nghiệp.

- Ðóng và sửa chữa tàu.

- Nông nghiệp, kể cả công nông nghiệp.

- Xây dựng và xây dựng nhà ở.

- Vận tải, kể cả vận tải đường biển.

- Ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.

- Du lịch.

- Ðào tạo nghề và đào tạo quản lí.

 - Các hoạt động dịch vụ khác mà hai Bên cùng quan tâm. 

Mục đích của Hiệp định

Tăng cường và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế giữa các Bên kí kết và mở ra thị trường mới.

Khuyến khích hợp tác giữa các nhà điều hành kinh tế, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm xúc tiến trao đổi đầu tư, liên doanh và các hình thức hợp tác khác giữa hai Bên. 

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hy Lạp

Việt Nam và Hy Lạp có quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị lâu đời. Hai nước cũng thường xuyên hợp tác tích cực và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương trong khu vực và quốc tế, như Liên hợp quốc, ASEM, Diễn đàn ASEAN - EU.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, nhưng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hy Lạp đã có những bước tiến đáng khích lệ, tăng đều trong những năm qua, từ 196 triệu USD năm 2015 lên 335 triệu USD năm 2017. Tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng và mong muốn của cả hai nước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kì năm 2018. 

Trong đó, chiếm thị phần cao nhất tới 40,65% là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện. Trong tháng 5/2019, nhóm hàng này có trị giá xuất khẩu tăng nhẹ 9,52% so với tháng trước đó, đạt 8,85 triệu USD và đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2019 của mặt hàng này lên 45,47 triệu USD, tăng 9,89% so với cùng kì năm ngoái.

Phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng tuy chiếm thị phần nhỏ 3,23% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng lại có trị giá tăng mạnh 146,97% trong 5 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm 2018, đạt 3,61 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ trong giai đoạn này cũng tăng 39,13% về trị giá, đạt 2,88 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2018 có khá nhiều nhóm hàng mà Hy Lạp không nhập khẩu từ Việt Nam như sản phẩm từ chất dẻo, kim loại thường khác và sản phẩm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,… Tuy nhiên sang cùng kì năm 2019, những mặt hàng này đã được Hy Lạp đón nhận.

Cũng có hai nhóm hàng có trị giá xuất khẩu sụt giảm nhẹ trong 5 tháng đầu năm 2019 là cà phê giảm 13,92% đạt 8,60 triệu USD và hàng dệt, may giảm 9,3% đạt 3,26 triệu USD.

Chi tiết về Hiệp định về Hợp tác Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ giữa Việt Nam và Hy Lạp 

Phùng Nguyệt

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.