|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hệ lụy từ đại dịch: Ngân hàng Mỹ tung nước đi bất thường, khuyên khách rút bớt tiền gửi

16:24 | 06/05/2021
Chia sẻ
Làn sóng tiền mặt tràn ngập bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong thời gian đại dịch đã khiến những nhà cho vay lớn nhất nước Mỹ thực hiện một bước đi bất thường là khuyên khách hàng rút bớt tiền gửi.

Ngân hàng khuyên khách hàng rút bớt tiền

Theo Financial Times, trong các cuộc trò chuyện với một số khách hàng doanh nghiệp lớn gần đây, JPMorgan Chase và Citigroup đã đưa ra lời khuyên họ đưa tiền mặt vào các quỹ thị trường tiền tệ thay vì gửi tiền tại ngân hàng.

Cuộc thảo luận được tiến hành sau khi Fed đưa ra quyết định (vào tháng 3) chấm dứt các quy tắc nới lỏng vốn đối với các ngân hàng. Theo các quy định trước đó, trái phiếu Kho bạc Mỹ và tiền mặt dự trữ tại NHTW được loại bỏ ra khỏi tài sản của khi tính các tỷ lệ an toàn. 

Việc khuyến khích khách hàng đưa tiền mặt vào quỹ thị trường tiền tệ được xem là ưu tiên cho các ngân hàng vì khoản này sẽ được ghi nhận trong phần quản lý tài sản và không được đưa vào tính toàn tỷ lệ đòn bẩy.

Phân tích của FT cho rằng gói kích thích tài khóa của Mỹ và các chính sách nới lỏng định lượng của Fed là nguyên nhân chính làm gia tăng lượng tiền trên thị trường.

Cùng với đó, lượng tiền gửi tăng trong khi nhu cầu vay tương đối yếu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nó cũng làm tăng quy mô bảng cân đối kế toán của họ, đòi hỏi nhiều vốn hơn và giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng (ROE).

Jenn Piepszak, Giám đốc tài chính của JPMorgan, đã chỉ ra khó khăn đối với các ngân hàng Mỹ vào tháng 3 khi tăng trưởng cho vay khó có thể theo kịp với các gói cứu trợ QE.

Bảng cân đối kế toán của JPMorgan và Citigroup đang chịu áp lực đặc biệt do yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy bổ sung được áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất của Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Ông Piepszak cũng phải thừa nhận rằng "từ chối tiền gửi" là một hành động bất bình thường đối với các ngân hàng, đồng thời nói thêm rằng các biện pháp như vậy "không thể tốt cho hệ thống về lâu dài".

Tuy vậy, những nhà băng khác sẽ có thể sớm bắt chước theo.

Tiền gửi tại các nhà băng tăng mạnh trong đại dịch

Tiền gửi tại ba ngân hàng lớn nhất của Mỹ tính theo tài sản gồm JPMorgan, Bank of America và Citi đã tăng 243 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, cao hơn mức kỷ lục 1 tỷ USD vào năm ngoái. Trong năm 2019, tiền gửi chỉ tăng 92 tỷ USD.

Hệ lụy từ đại dịch: Ngân hàng 'chê' tiền gửi của khách - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo của JPMorgan và Citi tin rằng Fed sẽ phải thay đổi quy tắc về tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên trong thời gian chờ đợi họ đã bắt đầu nghiên cứu về cấu trúc vốn để có những cải biến hợp lý. Trong quý đầu tiên của năm nay, nó đã phát hành 1,5 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi, làm tăng vốn cấp một và giúp cải thiện tỷ lệ đòn bẩy.

Các khoản tiền gửi từ thời đại dịch ban đầu được cho là sẽ thoát ra khỏi hệ thống ngân hàng khi nền kinh tế bình thường hóa. Nhưng những đợt kích thích chưa từng có đã khiến các chủ ngân hàng bắt đầu nghĩ tới khả năng họ sẽ dư thừa tiền gửi trong nhiều năm.

"Ngay cả khi người tiêu dùng rút tiền để đi tham quan Thế giới Disney và các công ty rút tiền để xây dựng các cơ sở mới, mua thiết bị mới, họ vẫn không chi tiêu đủ nhanh so với những gì sắp tới", Gerard Cassidy, nhà phân tích tại RBC cho biết.

Diệp Bình

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.