|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hé lộ ‘chiêu trò’ của dân cho vay nặng lãi

16:50 | 29/09/2018
Chia sẻ
Các đối tượng 'xã hội đen' cho vay nặng lãi thành lập công ty, để 'đàn em' đứng ra cho vay và đòi nợ. Nhiều trường hợp không trả được nợ thì bị đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật.
he lo chieu tro cua dan cho vay nang lai Cho vay nặng lãi vươn vòi khắp nơi
he lo chieu tro cua dan cho vay nang lai
ẢNH: NGUYÊN LONG/ ĐỒ HỌA: VY ANH

Ngày 28.9, Ban chỉ đạo 138 TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức hội nghị chuyên đề đấu tranh phòng, chống tội phạm cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê trên địa bàn.

Tín dụng đen núp bóng công ty tài chính

he lo chieu tro cua dan cho vay nang lai

Theo đó, trong thời gian qua, trên địa bàn TP.Vũng Tàu xuất hiện một số đối tượng hoạt động cho vay tiền với lãi suất cao, có tính chất chuyên nghiệp, được tổ chức thành nhóm, công ty có quy mô khác nhau.

Đặc biệt, xuất hiện một số đối tượng ở các tỉnh phía Bắc đến địa bàn thành phố thuê phát tờ rơi, treo biển cho vay hoặc núp bóng hoạt động cho thuê xe, doanh nghiệp để hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê.

Hoạt động cho vay lãi nặng thực chất là tín dụng đen tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, phát sinh các băng nhóm đòi nợ thuê, hoạt động bắt giữ trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản... gây ảnh hưởng xấu đến hình tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Phương thức, thủ đoạn cũ của các đối tượng là thông qua mối quan hệ quen biết hoặc phát tờ rơi, dán tờ quảng cáo trên tường, cột điện để tìm người có nhu cầu vay tiền, tiến hành thỏa thuận cho vay trả góp. Các đối tượng cho vay không trực tiếp giao dịch mà thông qua “đàn em”, phần lớn những đối tượng có tiền án, tiền sự, không có việc làm để cho vay và đòi nợ.

Theo Ban chỉ đạo 138 TP.Vũng Tàu, thủ đoạn mới của những đối tượng này là thành lập các công ty tài chính, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực mua bán ô tô, xe máy, cho thuê xe, thiết bị văn phòng.

Những đối tượng này thực chất cho vay nặng lãi nhưng để tránh bị pháp luật xử lý thì ghi vào giấy vay nợ lãi suất thấp hơn thực tế. Người cho vay lại không đứng tên mà để “đàn em” đứng ra hoạt động. Những trường hợp tạt chất bẩn, sơn vào nhà người vay để đòi nợ cũng lại là “đàn em”. Nhóm này di chuyển, thay chỗ ở liên tục và núp bóng nhiều hình thức kinh doanh khác đã khiến việc xử lý đúng đối tượng cũng gặp khó khăn.

Trong những tháng cuối năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 48 vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, trong đó có 42 vụ thuê người tạt sơn, chất bẩn vào nhà, chỗ ở người vay tiền nhằm gây áp lực để trả nợ xảy ra.

Các hành vi khác như hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra 6 vụ.

Công an TP.Vũng Tàu khởi tố 4 vụ với 7 nghi can về hành vi cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật.

Đơn cử, ngày 29.11.2017, một phụ nữ và hai thanh niên đến nhà ông N.T.T (ngụ P.Rạch Dừa) đòi nợ. Do ông H. Không có tiền trả nên nhóm người này đã dùng cây gỗ đánh vào tay, đầu và lấy 1 xe máy của nạn nhân.

Nguyên nhân do trước đó ông H. làm ăn chung với người phụ nữ này, mượn số tiền hơn 33 triệu đồng lãi suất 2 triệu đồng/tháng nhưng chưa có khả năng chi trả.

Nguyễn Long

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.