|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại quận, phường

15:00 | 30/11/2024
Chia sẻ
Chính quyền địa phương tại các quận và phường thuộc TP Hải Phòng từ 1/1/2025 sẽ chỉ còn UBND, theo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị được Quốc hội thông qua sáng 30/11.

Theo nghị quyết, chính quyền địa phương tại các quận và phường sẽ không còn HĐND, mà chỉ duy trì UBND thực hiện nhiệm vụ hành chính. UBND quận và UBND phường sẽ hoạt động dựa trên phân cấp, ủy quyền từ UBND và Chủ tịch UBND thành phố.

Trong khi đó, tại các đơn vị hành chính khác như thành phố Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, các huyện, xã, thị trấn, mô hình chính quyền địa phương vẫn duy trì hai cơ quan là HĐND và UBND.

Thành phố Hải Phòng hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 143 xã, 70 phường và 10 thị trấn.

Mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND tại quận, phường đã từng được áp dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Việc triển khai tại Hải Phòng nhằm mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại đô thị.

Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Lê Tân)

HĐND thành phố Hải Phòng có vai trò quan trọng trong quản lý tài chính địa phương và giám sát hoạt động của chính quyền. HĐND có quyền quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách cho các cấp chính quyền dưới, đồng thời giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quyết định này để đảm bảo nguồn lực được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Bên cạnh đó, HĐND còn tham gia vào việc tổ chức bộ máy tư pháp ở cấp quận bằng cách bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân quận.

Đại biểu HĐND thành phố có quyền chất vấn chủ tịch UBND quận, chánh án TAND quận, viện trưởng VKSND quận. HĐND thành phố có không quá hai phó chủ tịch.

UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của HĐND và quản lý, điều hành các hoạt động hành chính trên địa bàn. Cụ thể, UBND thành phố phân bổ ngân sách, giao nhiệm vụ cho các quận, phường, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, UBND thành phố còn có quyền hạn trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ nhân dân.

Chủ tịch UBND thành phố được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận. Trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND thành phố được ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan hành chính khác trực thuộc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong khoảng thời gian xác định kèm theo điều kiện cụ thể.

UBND cấp quận là cơ quan hành chính nhà nước đại diện cho chính quyền tại địa phương. UBND chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của HĐND, quản lý và điều hành các hoạt động hành chính trên địa bàn quận.

Với sự thành lập các ban chuyên môn, HĐND các quận đã tăng cường năng lực tham mưu, giúp cho việc ra quyết định của HĐND được dân chủ và khoa học hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, UBND các quận vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hồi tháng 10, Bộ Nội vụ cho biết huyện Thủy Nguyên được định hướng là thành phố trực thuộc thành phố, nên đề xuất bổ sung cơ chế Hải Phòng được bố trí không quá bốn phó chủ tịch UBND thành phố thuộc thành phố.

Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu, Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh lại số lượng phó chủ tịch cấp quận tại Hải Phòng căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính để tương đồng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định về tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng.

HĐND thành phố Thủy Nguyên được lập Ban Pháp chế - Đô thị và Kinh tế - Xã hội để tham mưu, giúp HĐND. Ban Pháp chế - Đô thị chịu trách nhiệm lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới đơn vị hành chính; quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công.

Ban Kinh tế - Xã hội chịu trách nhiệm về kinh tế, ngân sách, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, chính sách tôn giáo. Chủ tịch thành phố Thủy Nguyên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường.

Viết Tuân

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.