|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội: Người dân 19 quận, huyện không cần xuất trình giấy đi đường, shipper công nghệ giao đồ ăn chưa được chạy

10:09 | 16/09/2021
Chia sẻ
Theo Phó Chủ tịch Hà Nội, tại 19 quận, huyện vùng xanh, người dân khi di chuyển trong các khu vực này sẽ không cần xuất trình giấy đi đường. Tuy nhiên, người vùng xanh sang vùng đỏ hay ngược lại thì cần phải có giấy đi đường theo quy định.

Qua trao đổi với báo chí sáng 16/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn cho biết sau khi thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân, Thanh niên đưa tin.

Cụ thể, ông cho biết người dân khi di chuyển trong các khu vực vùng xanh (19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế) sẽ không phải xuất trình giấy đi đường. 

Tuy nhiên, ở vùng đỏ, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết.

Hà Nội: 19 quận, huyện vùng xanh sẽ không cần kiểm tra giấy đi đường - Ảnh 1.

19 quận, huyện vùng xanh sẽ không cần kiểm tra giấy đi đường. (Ảnh minh họa: Thanh niên).

Đối với vấn đề di chuyển xuyên vùng, ông Sơn nói: "Trong vùng xanh theo nguyên tắc được nới lỏng đi lại, nhưng trong trường hợp người dân đi sang vùng đỏ, đi xuyên các vùng thì mới tiến hành kiểm soát việc đi đường".

Trong khi đó, người dân ở vùng đỏ đi xuyên vùng phải có giấy đi đường theo quy định. "Nếu có giấy đi đường được cấp theo quy định thì có thể đi xuyên vùng, tuy nhiên, việc kiểm soát sẽ phải được thực hiện rất chặt chẽ", ông cho hay.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Hà Nội thông tin, thời gian tới, thành phố sẽ giảm dần các chốt kiểm soát ở những khu vực không cần thiết, mà chỉ kiểm soát ở các khu vực giáp ranh vùng. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch.

Dự kiến trong ngày 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp và thảo luận chi tiết về các biện pháp nới lỏng sau ngày 15/9 và ngày 21/9.

Đối với vấn đề giao hàng của shipper tại những khu vực cho phép bán hàng mang về, theo Zing đưa tin, ông Lê Hồng Sơn cho biết thành phố đã giao Sở Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể các đơn vị quản lý người giao hàng (shipper) và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển hàng trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho shipper hoạt động khi một số dịch vụ được cho phép trở lại.

"Tuy nhiên, shipper thì thuộc nhóm nguy cơ cao, nên vẫn phải áp dụng các điều kiện cụ thể để có thể hoạt động. Theo đó, họ phải có hai mũi tiêm vắc xin, được xét nghiệm thường xuyên và phải dưới sự quản lý trực tiếp của doanh nghiệp", ông Sơn nói.

Ông Sơn cho biết, thành phố sẽ tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người dân như mua đồ online, đồ ăn, uống mang về ở một số quận huyện được cho phép trở lại.

"Trước mắt là tạo cơ chế để shipper của doanh nghiệp được hoạt động, còn shipper tự do, hoặc shipper không có đầu mối thì phải từng bước. Sở Công Thương sẽ cấp giấy đi đường cho shipper đủ điều kiện được hoạt động", lãnh đạo Hà Nội nói.

Đối với shipper của một số ứng dụng giao hàng như Grab, Now..., lãnh đạo Hà Nội nói chưa thể cho phép quay lại hoạt động ngay. Vì đội ngũ shipper của ứng dụng rất lớn, mà hầu hết chưa được tiêm chủng đầy đủ nên nguy cơ vẫn rất cao.

Theo văn bản số 3084 ngày 15/9 của UBND Hà Nội điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, từ 12h ngày 16/9, các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6/9 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 3/9 của Chủ tịch UBND TP) được mở lại một số hoạt động.

Các hoạt động được cho phép gồm: Văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Ngay trong tối 15/9, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi UBND thành phố, báo cáo về danh sách quận, huyện không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng từ ngày 3/9.

Theo đó, từ ngày 3/9 đến 18h ngày 15/9, 19 quận, huyện, thị xã đáp ứng điều kiện được kinh doanh hàng ăn, uống mang về gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.