GPBank còn hơn 3.000 tỷ đồng tồn đọng liên quan nguyên Chủ tịch và Phó chủ tịch, 'ông lớn' ngân hàng thua lỗ đầu tư tài chính
Ngân hàng '0 đồng' GPBank và OceanBank vẫn thua lỗ lớn, khó thu hồi nợ xấu |
GPBank vẫn chưa xử lý dứt điểm gần 3.000 tỷ đồng liên quan nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐQT Tạ Bá Long và Đoàn Văn An
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước trong năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng còn nhiều tồn tại, chưa xử lý dứt điểm các khoản công nợ tồn đọng nhiều năm.
Tại GPbank, vẫn chưa xử lý dứt điểm các khoản công nợ tồn đọng 3.420 tỷ đồng phát sinh trước năm 2012, trong đó 2.982 tỷ đồng liên quan đến nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐQT Tạ Bá Long và Đoàn Văn An (Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam). Ngoài ra còn khoản tạm ứng 362 tỷ đồng mua bất động sản nhưng bị tranh chấp pháp lý, chưa hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng.
Tại VietinBank, chưa xử lý dứt điểm khoản phải thu về hỗ trợ lãi suất hơn 109 tỷ đồng, về chuyển nhượng trụ sở số 25 Lý Thường Kiệt cho NHNN quá hạn từ năm 2014 là 502,4 tỷ đồng.
Tại OceanBank, còn nhiều khoản phải thu, tạm ứng; trong đó 331 tỷ đồng tạm ứng liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm đang được các cơ quan tố tụng xét xử, 245 tỷ đồng tạm ứng thực hiện các dự án bất động sản đều đã quá hạn và rủi ro mất vốn.
OceanBank "mất trắng" hàng trăm tỷ đồng vốn góp các đơn vị thua lỗ
Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉ ra những khoản đầu tư thiếu hiệu quả của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
OceanBank, có 12/39 khoản đầu tư với giá trị vốn góp 411 tỷ đồng từ 2009-2011 đến năm 2016 không thu được cổ tức. Năm 2016, ngân hàng không nhận được cổ tức của 28 khoản đầu tư. Đến cuối 2016, OceanBank phải trích lập dự phòng 198 tỷ đồng của 14 khoản đầu tư do đơn vị thua lỗ nhiều năm (trong đó 5 đơn vị gần như không còn hoạt động).
Vietcombank, BIDV, VietinBank
Cũng liên quan những khoản đầu tư thiếu hiệu quả của các tổ chức tài chính, ngân hàng, KTNN chỉ ra Vietcombank có hơn 800 tỷ đồng các khoản đầu tư không hiệu quả. Trong đó, gần 205 tỷ đồng (tương ứng 9,625 triệu USD) vào Công ty Chuyển tiền Vietcombank, lỗ lũy kế đến cuối năm 2016 là 5,347 triệu USD, và đã phải trích lập dự phòng gần 104 tỷ đồng.
Ngân hàng còn có khoản đầu tư hơn 135 tỷ đồng vào Công ty Liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank, lỗ lũy kế đến cuối 2016 gần 13 tỷ đồng. Khoản đầu tư 270 tỷ đồng vào Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank - Cardif, năm 2016 lỗ 17,8 tỷ đồng; đầu tư 123,45 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), tỷ lệ cổ tức được chia năm 2016 là 4%; đầu tư 70,95 tỷ đồng vào Công ty Tài chính Xi măng, năm 2016 không nhận được cổ tức.
Khoản đầu tư của BIDV vào ba công ty con 3.128 tỷ đồng, 12 khoản đầu tư dài hạn khác 280,2 tỷ đồng không nhận được cổ tức. CTCP Chứng khoán BIDV đầu tư 5 mã chứng khoán (CTG, DPM, PVS, THC, GEX) lỗ 239,62 tỷ đồng. Tổng công ty Bảo hiểm BIDV đầu tư cổ phiếu CTCP Phát triển Đông dương xanh từ năm 2009, trích lập dự phòng 65,2% giá trị đầu tư (16,89 tỷ đồng).
Tại Vietinbank, cổ tức, lợi nhuận chuyển về năm 2016 bằng 4,1% vốn đầu tư.
Khoản đầu tư của DATC có 6/34 doanh nghiệp lỗ lũy kế, 9/34 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng. Cổ tức/lợi nhuận DATC được chia năm 2016 bằng 2% vốn đầu tư, trích lập dự phòng tương đương 36,1% giá trị đầu tư.
Ngoài ra, tại Ngân hàng hợp tác xã, khả năng thu hồi khoản tiền gửi có kỳ hạn 585 tỷ đồng tại CTCP Tài chính Handico từ năm 2011 rất khó khăn.
Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh hàng loạt sai sót về phân loại nợ tại các ngân hàng Số liệu dư nợ tại các nhóm nợ ở nhiều ngân hàng có vốn của Nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Ngân hàng Hợp tác ... |