|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Gỡ khó cho doanh nghiệp địa ốc

07:15 | 25/09/2019
Chia sẻ
Nhiều doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi trên địa bàn TP HCM vừa kiến nghị lên UBND TP HCM và các sở, ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi trên địa bàn TP HCM vừa kiến nghị lên UBND TP HCM và các sở, ngành liên quan tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay.

Gỡ khó cho doanh nghiệp địa ốc - Ảnh 1.

Dự án Tản Đà - Hàm Tử nằm trên khu đất có diện tích 5.077m2 với ba mặt tiền tại giao lộ Tản Đà – Hàm Tử - Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, TP. HCM do còn 5 gia đình chưa chịu di dời, nên dự án chưa thể giải phóng mặt bằng phía sau. Ảnh: Q.N.

Trong cuộc trò chuyện mới đây, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) Bùi Tiến Thắng cho hay, TTC Land đang đầu tư xây dựng khu liên hợp văn phòng - căn hộ - thương mại hơn 5.000m2 tại khu vực giao lộ Tản Đà - Hàm Tử, quận 5. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp đang gặp vướng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền sẽ khó vượt qua.

“Tắc” thủ tục

Theo ông Bùi Tiến Thắng, trong 57 hộ dân được bồi thường tái định cư chỉ còn một hộ không chịu di dời và không hợp tác. Hộ dân này không chấp nhận bồi thường theo phương án Thành phố duyệt là khoảng 4 tỷ đồng mà đòi lên gần 30 tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh cho biết đang triển khai thủ tục để lập dự án chung cư tại quận Thủ Đức. Trong quá trình triển khai, Hưng Thịnh gặp một số khó khăn liên quan đến phương án kết nối giao thông với các tuyến đường quy hoạch tiếp giáp gồm đường Vành đai 2, đường D5 và đường N2.

Theo quy định, việc xây dựng các tuyến đường giao thông cũng như kết nối là thẩm quyền của nhà nước nhưng nếu chờ thì không biết đến bao giờ dự án mới được triển khai. Do đó, Hưng Thịnh đề nghị UBND Thành phố chấp thuận cho Hưng Thịnh và một doanh nghiệp khác được lập dự án và thực hiện đầu tư, xây dựng đường D5 và đường N2 bằng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Về phía Công ty Sơn Kim kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về việc tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công trình ngầm. Đây cũng là vướng mắc chung của các dự án của doanh nghiệp có diện tích chiếm đất của công trình ngầm, lớn hơn diện tích khối đế chung cư cao tầng và khu phức hợp cao tầng.

Theo Sơn Kim, khi tính tiền sử dụng đất dự án theo phương pháp thặng dư, các sở, ngành, đơn vị tư vấn đã tính đủ doanh thu của toàn bộ diện tích tầng hầm, nhưng quyết định tính tiền sử dụng đất lại chỉ ghi tính trên diện tích khối đế, còn diện tích tầng hầm lại không được tính. Do vướng mắc này mà đến nay dự án của doanh nghiệp chưa được cấp sổ đỏ.

Đại diện Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Thịnh tiết lộ, trên địa bàn TP.HCM hiện nay nhiều dự án có quỹ đất hỗn hợp xen cài diện tích đất công (đường nội bộ, hẻm, lối đi, đường mòn, đất hở, kênh mương nội đồng...) chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 10% diện tích dự án. Trong đó, có nhiều dự án có tỷ lệ đất công chỉ chiếm dưới 5% diện tích dự án. 

Tất cả các dự án này hiện nay đang bị ách tắc việc tính tiền sử dụng đất.

Phần đất công này thường có hình dạng bất định hình; hoặc nằm phân tán; không thể xác định các chỉ tiêu quy hoạch chi tiết nên không thể hình thành dự án độc lập trong lòng các dự án. Nhà đầu tư khác cũng không thể thực hiện dự án riêng tại các mảnh đất nhỏ này được. Nhưng theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, thì về nguyên tắc "đất công phải thực hiện đấu giá".

Quy định này không thể áp dụng trong các trường hợp đã nêu vì không sát thực tế, không hợp tình, hợp lý, bất khả thi, song lại đang là ách tắc dẫn đến chủ đầu tư không được giao đất để triển khai, thực hiện dự án.

Gỡ "điểm nghẽn"

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, một trong những nguyên nhân đến từ thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, dẫn đến cơ chế "xin - cho", tiêu cực. Bên cạnh đó, cơ quan thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến.

Nhiều dự án nhà ở thương mại thường phải mất thời gian trên dưới 5 năm mới có sản phẩm đưa ra thị trường là quá dài, tạo tác động chi phí quá lớn lên doanh nghiệp và gây tác động đến thực trạng khan hiếm nguồn cung hiện nay của TP.HCM.

Đại diện các doanh nghiệp BĐS, ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản đề nghị UBND TPHCM sớm giải quyết ách tắc về chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết và lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quỹ đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, xen cài đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.

Đồng thời, có cơ chế để xử lý tất cả các trường hợp đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án để sớm giải quyết ách tắc này, không cần phải xin chủ trương đối với từng trường hợp một như hiện nay.

Thiên Bình

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.