|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giới tỷ phú công nghệ Mỹ mất 315 tỷ USD chỉ sau một năm do áp lực từ lạm phát và thị trường chứng khoán lao dốc

14:51 | 28/09/2022
Chia sẻ
Các tỷ phú công nghệ Mỹ từng kiếm về khối tài sản kếch xù trong thời kỳ đại dịch, nhưng khi mọi thứ dần được kiểm soát, khối tài sản ròng của những người cũng đã nhanh chóng giảm xuống.

Cách đây không lâu, các tỷ phú công nghệ của Mỹ đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng tăng vọt, với giá cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ tăng cao, thậm chí ở mức cao nhất mọi thời đại và các công ty đầu tư mạo hiểm bơm những khoản tiền khổng lồ vào những công ty khởi nghiệp, theo Forbes.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã thay đổi chóng mặt chỉ sau một năm, cuốn trôi đi khối tài sản ròng khổng lồ của giới tỷ phú công nghệ giàu có nhất nước Mỹ. Giá cổ phiếu công nghệ lao dốc sau các đợt bán tháo, áp lực từ lạm phát tăng và lãi suất tăng khiến các thành viên trong “câu lạc bộ” 400 người giàu nhất nước Mỹ mất tới hơn 500 tỷ USD so với năm 2021.

Riêng các ông trùm công nghệ giàu có nhất đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Cụ thể, giới tỷ phú công nghệ Mỹ đã mất tổng cộng 315 tỷ USD khối tài sản ròng kể từ mùa thu năm 2021, chiếm gần 2/3 tổng giá trị khối tài sản ròng mà 400 người giàu nhất nước Mỹ đã mất trong năm qua.

Trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ năm 2022, có 65 cái tên đang hoạt động chính trong lĩnh vực công nghệ. Đáng chú ý, có 50/65 người chứng kiến giá trị khối tài sản ròng giảm sau một năm.

Trong số các tỷ phú công nghệ, người chịu thiệt hại nặng nề nhất là Jeff Bezos. Giá cổ phiếu Amazon đã giảm 27%, khiến cựu CEO công ty này mất tới 50 tỷ USD khối tài sản ròng, qua đó có lần đầu rời khỏi vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng 400 người giàu nhất nước Mỹ kể từ năm 2018.

Jeff Bezos là tỷ phú công nghệ Mỹ mất nhiều tiền nhất năm 2022. (Ảnh: Forbes).

Bên cạnh đó, giá cổ phiếu Microsoft cũng đã giảm 15% trong năm qua, khiến cựu CEO Steve Ballmer chứng kiến khoảng 13,5 tỷ USD “bốc hơi” khỏi khối tài sản ròng.

Không có bất kỳ công ty công nghệ nào minh chứng rõ nét nhất cho sự bùng nổ của các doanh nghiệp công nghệ trong mùa dịch, nhưng nhanh chóng lao dốc khi đại dịch dần được kiểm soát hơn Zoom, đơn vị đứng sau ứng dụng họp trực tuyến nổi tiếng bậc nhất mùa dịch.

Giá cổ phiếu công ty này đã giảm 73% trong năm ngoái khi các nhân viên quay trở lại văn phòng sau thời kỳ giãn cách xã hội. Đây là một tin không vui đối với người sáng lập Eric Yuan, người đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng bị “thổi bay” 10,6 tỷ USD.

Những người khác trong các lĩnh vực công nghệ liền kề cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, sự sụt giảm tài sản ròng trị giá 315 tỷ USD của các tỷ phú công nghệ không bao gồm sự sụt giảm 76,8 tỷ USD trong khối tài sản ròng của Mark Zuckerberg do cổ phiếu của Meta, công ty mẹ của Facebook giảm mạnh. Tạp Forbes phân loại các tỷ phú mạng xã hội như Zuckerberg hoạt động chính trong lĩnh vực truyền thông & giải trí thay vì công nghệ.

Dưới đây là danh sách cụ thể về 10 tỷ phú công nghệ Mỹ đã mất nhiều tiền nhất trong giai đoạn tháng 9/2021 – tháng 9/2022

Jeff Bezos (mất 50 tỷ USD)

Nguồn thu chính: Amazon

Bezos đã mất danh hiệu người giàu nhất nước Mỹ trong năm qua, dẫn đến những lời chế nhạo có thể dự đoán trước từ Elon Musk, người đã vượt qua nhà sang lập Amazon. Hiện tại, cựu CEO Amazon sở hữu khối tài sản ròng với tổng giá trị kém hơn 100 tỷ USD so với Elon Musk.

Larry Page (mất 30 tỷ USD)

Nguồn thu chính: Alphabet

Larry Page và Sergey Brin, những người đồng sáng lập công cụ tìm kiếm internet phổ biến nhất thế giới Google, đã từ bỏ quyền kiểm soát hoạt động tại công ty cũng như công ty mẹ Alphabet, từ cuối năm 2019. Giá cổ phiếu Alphabet giảm 25% so với danh sách năm ngoái đã khiến Larry Page mất gần 30 tỷ USD sau một năm.

Sergey Brin (mất 28 tỷ USD)

Nguồn thu chính: Alphabet

Ngoài việc giá cổ phiếu Alphabet lao dốc, báo chí còn xôn xao trước thông tin rằng nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin đã đệ đơn ly hôn người vợ thứ hai vào tháng Giêng sau khi có tin đồn về cuộc tình chớp nhoáng với Elon Musk. Cả vợ Sergey Brin cũng như Elon Musk đã phủ nhận các cáo buộc liên quan tới vấn đề này.

Bill Gates (mất 28 tỷ USD)

Nguồn thu chính: Microsoft

Năm vừa qua là một năm tồi tệ đối với cổ phiếu Microsoft, qua đó khiến giá trị khối tài sản ròng của cựu CEO Bill Gates giảm xuống. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn giá trị khối tài sản ròng mà Bill Gates đã mất trong năm qua là do ông chủ động làm như vậy khi quyết định quyên góp 20 tỷ USD cho quỹ Bill & Melinda Gates vào tháng 7 trong một nỗ lực nhằm tăng nguồn vốn cho quỹ.

MacKenzie Scott (mất 20,8 tỷ USD)

Nguồn thu chính: Amazon

Tương tự Bill Gates, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos đã quyên góp một lượng lớn trong khối tài sản ròng của mình cho các quỹ từ thiện. Kể từ tháng 6 năm ngoái, vợ cũ của tỷ phú Bezos đã quyên góp ít nhất hơn 4 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện khác nhau, bao gồm Planned Parenthood và Boys & Girls Clubs of America. Do đó, lượng cổ phiếu mà bà MacKenzie Scott nắm giữ tại Amazon đã có giá trị thấp hơn.

Anh Nguyễn