|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giới phân tích loay hoay tìm lời giải thích cho đà tăng giá vàng

18:20 | 12/03/2024
Chia sẻ
Việc giá vàng tăng 7% chỉ trong vòng hơn một tuần lên mức kỷ lục gần 2.200 USD/ounce khiến nhiều chuyên gia phân tích lâu năm bối rối khi đi tìm lời giải thích.

Theo Financial Times, một số nhà bình luận cho rằng giá vàng tăng thời gian qua là do thị trường ngày càng kỳ vọng vào việc Mỹ giảm lãi suất.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng chất xúc tác cho đà tăng giá vừa rồi bao gồm lực mua từ các ngân hàng trung ương tăng mạnh, người dân Trung Quốc đổ xô mua vàng như tài sản trú ẩn và căng thẳng địa chính trị ở một số nơi. 

Ông Nicky Shiels, chuyên gia phân tích mảng kim loại lại MKS Pamp-một công ty chế tác vàng tại Thuỵ Sĩ cho rằng đây là đà tăng khó hiểu nhất của giá vàng từ trước đến nay. 

Đà tăng giá vầng bắt đầu kể từ khi dữ liệu sản xuất của Mỹ công bố vào đầu tháng cho thấy sự sụt giảm lớn hơn dự kiến. Điều này củng cố niềm tin của các nhà đầu tư rằng Cụ Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, quy mô biến động của lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng USD dường như không hoàn toàn giải thích cho nguyên nhân đà tăng giá vàng thời gian qua. 

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm đã giảm 0,12 điểm phần trăm kể từ đầu tháng 3 xuống 4,5%. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn hơn nhiều so với mức thấp 4,12% của tháng 1, trong khi đồng bạc xanh vẫn cao hơn so với rổ sáu loại tiền tệ. 

Bà Suki Cooper, nhà phân tích tại ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Trước đây, khi giá vàng có đợt tăng 70 - 80 USD/ounce thường đi kèm với chất xúc tác hoặc những rủi ro nào nào đó về kinh tế. Nhưng lần này không có sự thay đổi đáng kể nào trong các sự kiện hiện tại”.

 Nguồn: Deutsche Bank, Bloomberg, Financial Times (H.Mĩ Việt hoá)

Đầu tuần này, giá vàng được giao dịch ở mức 2.182 USD/troy ounce sau khi dữ liệu việc làm Mỹ trong tháng 12 và tháng 1 suy yếu. Điều này làm tăng thêm niềm tin của các nhà đầu tư rằng Fed sẽ giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay. 

Bà Rhona O'Connell, nhà phân tích tại StoneX, một công ty môi giới hàng hóa, cho biết có nhiều yếu tố khiến giá vàng tăng cao, chẳng hạn căng thẳng tại Đài Loan, bất ổn lĩnh vực ngân hàng Mỹ hay bầu cử sắp diễn ra ở một số quốc gia.

Nhưng bà cho rằng không có yếu tố nào trong số đó đứng sau đà tăng của tuần trước, chỉ biết rằng các quỹ đang đổ xô vào vàng sau khi kim loại quý này vượt mốc quan trọng. 

“Không có lý do nào cụ thể để giải thích cho đợt tăng giá vàng, ngoài việc thị trường đang giảm sát chặt chẽ động thái từ Fed”, bà nói. 

Chuyên gia hàng hóa Bernard Dahdah tại công ty Natixis cho biết biến động khiêm tốn của đồng USD và lợi suất trái phiếu cũng như việc dòng tiền từ các quỹ ETF đang rút ra khỏi vàng đã khiến cho việc xác định đà tăng giá đến từ kỳ vọng Fed giảm lãi suất trở nên khó khăn hơn. 

Ông cũng không cho rằng động lực của đà tăng đến từ Trung Quốc bởi chênh lệch giá của nước này so với London đã thu hẹp. Đồng thời, lực mua từ ngân hàng trung ương nước này cũng cũng đã chậm lại. 

Theo dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai , số lượng hợp đồng tương lai vàng đang lưu hành trên Comex đã tăng 30% kể từ ngày 28/2. Trong khi vị thế mua ròng tăng khoảng 64.000 lên 208.000 hợp đồng vào thứ Ba tuần trước (5/3). 

“Điều đó rung lên hồi chuông cảnh báo về một sự điều chỉnh đáng kể. Một khi đà tăng dừng lại thì sẽ có hoạt động chốt lời” O'Connell nói. 

Một số người tin rằng sự phục hồi của thị trường vàng là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất. Ông Carsten Menke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Julius Baer, ​​cho biết: “Việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất không phải là một kết luận được báo trước”.

Nhưng không phải ai cũng tin rằng giá vàng sẽ giảm. Bà Cooper nhấn mạnh nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân và ngân hàng trung ương các nước (ngoại trừ phương Tây) sẽ vẫn lớn. Bên cạnh đó, các tin tức liên quan đến triển vọng giảm lãi suất của Mỹ sẽ hỗ trợ giá vàng. 

Bà nói: “Có quá nhiều ẩn số mà các nhà đầu tư muốn phòng ngừa rủi ro như xung đột leo thang, khủng hoảng ngân hàng”.

H.Mĩ