Giới chuyên gia: OPEC và đồng minh khó có thể đạt được một thoả thuận giảm sản lượng
Cựu giám đốc điều hành của Schlumberger không cho rằng một thỏa thuận giữa OPEC và các nhà sản xuất khác như Nga sẽ tạo ra khác biệt vì mức độ nghiêm trọng của sự sụt giảm về nhu cầu lần này. “OPEC, hay ngân hàng trung ương của dầu mỏ, đã biến mất”, ông Gould nhận định.
Những bình luận của ông Gould được đưa ra chỉ vài tuần sau khi ông rời khỏi hội đồng quản trị của Saudi Aramco, người khổng lồ năng lượng của Arab Saudi - nhà sản xuất lớn nhất của OPEC. Phát biểu từ Florida, ông cho biết cơ hội của một thỏa thuận lịch sử giữa Arab Saudi, Nga và Mỹ - ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới - là rất mong manh.
“Cả ba quốc gia liệu có thể đoàn kết? Tôi hoài nghi điều này”, ông nói.
Tuy nhiên, từng nước riêng lẻ thì không thể gây ảnh hưởng đến thị trường, ông nói thêm. “Dù có mạnh đến mức nào, trước đại dịch, sức mạnh của bạn là có hạn", ông nhận định.
Ông chia sẻ đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc Đại suy thoái, thị trường mới hoạt động một cách tự do khi đề cập đến sự sụt giảm nhu cầu - giảm tới một phần ba vào tháng 4 - trùng thời điểm Arab Saudi tung ra chiến lược khai thác hết công suất trong tháng trước.
Các công ty dầu khí đã phải vật lộn để duy trì những nhà máy hydrocarbon cho tương lai không nhiên liệu hóa thạch. Ông Gould cho biết động lực trên thị trường mới là chưa từng có, đặc biệt nếu sự phá hủy nhu cầu kéo dài.
Đối với ông Gould, cuộc khủng hoảng hiện tại bắt đầu lặp lại hậu quả của sự suy giảm như năm 2014, khi giá cổ phiếu của công ty bị ảnh hưởng, bảng tài sản không cân đối và rất nhiều người mất việc.
“Bất ổn thế này không có lợi cho bất cứ ai”, ông nói. Sự ổn định trong lĩnh vực dầu mỏ không chỉ cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng thế giới mà còn cho đầu tư liên tục vào các nguồn năng lượng carbon thấp trong tương lai.
Để tăng cường tài chính, các công ty lớn nhất đang bảo đảm các cơ sở tín dụng trị giá hàng tỉ USD, dừng thu mua lại cổ phần, giảm chi tiêu và phát hành nợ mới, tất cả để họ có thể thực hiện trả cổ tức, theo Financial Times.
“Đây là một trong những lí do mọi người vẫn đầu tư vào ngành dầu mỏ và họ biết điều này. Tuy nhiên tôi không biết họ có thể duy trì tình trạng này trong bao lâu", ông Gould nhận định.
Ngoài ra, ông Gould dự đoán áp lực tài chính từ đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy sự giám sát chặt chẽ của những mô hình kinh doanh trong một lĩnh vực vốn đã chịu áp lực từ nhà đầu tư để hành động chống lại biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, sự không chắc chắn về việc liệu nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại mức trước khủng hoảng là 100 triệu thùng/ngày hay không vẫn đeo báo thị trường dầu.
"Virus corona có thể dẫn tới sự cưỡng ép thay đổi hành vi lớn. Chúng ta đã học được rằng những gì từng được thực hiện trực tiếp có thể được thực hiện từ xa. Nhưng gì sẽ xảy ra nếu nhu cầu không bao giờ phục hồi?", ông Gould nhận định.
Giá dầu thô hôm nay (9/4) tiếp tục tăng nhờ những dự báo tích cực về cuộc họp giữa OPEC và các nhà sản xuất đồng minh. Ghi nhận vào lúc 15h10, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 5,34% so với đầu phiên lên 26,34 USD/thùng; giá dầu thô Bent tăng 3,26% lên 33,91 USD.