|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch thỏa thuận hàng trăm tỉ đồng cổ phiếu VPB, VJC phiên cuối tuần

18:45 | 21/02/2020
Chia sẻ
Hai cổ phiếu của VPBank và Vietjet Air được trao tay khủng trong thời gian đăng kí giao dịch của lãnh đạo và cổ đông nội bộ các doanh nghiệp này.

Thị trường chứng khoán phiên 21/2 diễn biến tiêu cực khi các chỉ số đều đóng cửa trong sắc đỏ. Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận 263,5 triệu đơn vị được giao dịch, tương ứng giá trị 4.693 tỉ đồng, trong đó riêng giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 842,2 tỉ đồng.

Giao dịch thỏa thuận khủng phiên hôm nay tiếp tục xuất hiện tại các cổ phiếu vốn hóa lớn như VPB, VJC, SAB và GMD.

Dẫn đầu danh sách, cổ phiếu VPB của VPBank được trao tay hơn 8,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 227,3 tỉ đồng. Đây là phiên thỏa thuận khủng thứ 5 của cổ phiếu này trong tháng 2/2019.

Khác với những phiên trước, toàn bộ giao dịch được thực hiện tại giá trần, trong phiên giao dịch hôm nay lệnh thỏa thuận cổ phiếu VPB được thực hiện tại mức giá gần thấp nhất phiên, cách giá sàn 26.600 đồng/cp đúng một bước giá. Kết phiên, mã này tăng 0,9% lên 28.800 đồng/cp, mức giá cao nhất kể từ tháng 7/2018.

Mới đây, Công đoàn VPBank Hội sở đăng kí mua vào 320.137 cổ phiếu VPB, giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 26/2 đến 26/3. Nếu hoàn tất giao dịch, nhóm cổ đông này sẽ nâng sở hữu lên hơn 3 triệu cổ phiếu, tỉ lệ 0,1223%.

Giao dịch thỏa thuận hàng trăm tỉ đồng cổ phiếu VPB, VJC phiên 21/2 - Ảnh 1.

Nguồn: Sơn Tùng, HOSE.

Cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng gây chú ý với giao dịch thỏa thuận trên 1 triệu đơn vị, tổng giá trị thực hiện 133 tỉ đồng. Trong đó, có 600.000 đơn vị được thực hiện tại giá kịch trần 137.400 đồng/cp.

Trong thời gian 6/2 - 6/3, ông Lưu Đức Khánh, thành viên HĐQT Vietjet Air đăng kí mua vào 500.000 cổ phiếu VJC. Ở chiều ngược lại, một số lãnh đạo khác đăng kí bán ra như Thành viên HĐQT Đinh Việt Phương (100.000 cp); Phó Tổng Giám đốc Tô Việt Thắng (118.000 cp) và Người công bố thông tin Lưu Đức Khánh (50.000 cp).

Ngoài ra, hai cổ phiếu còn lại ghi nhận thỏa thuận lớn trong phiên hôm nay còn có SAB của Sabeco (38,2 tỉ đồng) và GMD của Gemadept (22,5 tỉ đồng).

Sơn Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.