|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giải pháp nào 'dập tắt' biến động của giá thịt heo - nguyên nhân khiến CPI Trung Quốc tăng cao?

13:35 | 15/07/2019
Chia sẻ
Biến động mạnh theo chu kì của giá thịt heo trên thị trường Trung Quốc đang khiến các nhà hoạch định chính sách đau đầu vì đưa chỉ số giá tiêu dùng lên gần mức cao nhất 5 năm.
1000x-1

Ảnh: AFP

Giá thịt heo tăng 21%, lạm phát thực phẩm gần chạm mức cao nhất trong 5 năm

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), vào tháng 6 vừa qua, giá thịt heo tại nước này đã tăng 21% so với cùng kì năm ngoái.

NBS không công tác động của các sản phẩm khác nhau được sử dụng để tính lạm phát thực phẩm, tuy nhiên thịt heo có thể góp một phần trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6, đạt 2,7%, gần mức cao nhất trong 5 năm.

 Chỉ số CPI cốt lõi (không gồm giá thực phẩm và năng lượng) đang chịu ảnh hưởng rõ rệt.

Trong chỉ số CPI, thực phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất sau nhà ở, theo ước tính của nhà phân tích David Qu thuộc chuyên trang Bloomberg Economics. Và thịt heo là "lát bánh" lớn nhất, chiếm khoảng 2,5% tổng lạm phát.

Tuy nhiên, thịt heo đang chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong nhóm thước đo dùng để đánh giá lạm phát so với trước đây bởi NBS đã điều chỉnh chúng nhằm phản ánh chính xác tính chất của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù vậy, mức tăng 50% trong giá thịt heo có thể khiến lạm phát tăng thêm 1,2 - 1,3 điểm phần trăm, theo số liệu của ông Qu.

Screenshot (448)

Giá thịt heo biến động gây ra tác động to lớn đến chỉ số CPI thực phẩm và CPI phi cốt lõi. (Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Bloomberg)

Một sự gia tăng đột biến như vậy thường không có khả năng xảy ra. Bất chấp ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và khoảng một phần năm đàn heo của Trung Quốc bị tiêu hủy, mức tăng 21% mới đây vẫn còn tương đối khiêm tốn.

Bloomberg đã so sánh thực tế hiện nay với năm 2016, khi giá thịt heo tăng 34% trong tháng 5; hoặc năm 2011, khi giá thịt heo tăng 57% vào tháng 6; hoặc năm 2007, khi giá của mặt hàng này đạt đỉnh 87% so với cùng kì năm trước vào tháng 8. 

Theo đó, mức tăng hiện tại chỉ là một đốm sáng nhỏ.

Thực tế, giá thịt heo ở Trung Quốc rất biến động. Đằng sau xu hướng này tồn tại nguyên nhân mà nhiều người hiểu rất rõ. Theo Bloomberg, cứ 4 năm một lần, giá thịt heo sẽ tăng cao và sau đó giảm xuống.

Khi giá thịt heo tăng cao, nông dân sẽ cố gắng mở rộng chăn nuôi. Khi giá heo giảm, heo nái sẽ bị giết thịt để ngăn chúng sinh sản quá nhiều.

Giải pháp nhiều nhưng không giải được bài toán giá thịt heo tăng - giảm đột biến

Theo một nghiên cứu năm 2012 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, quá trình này diễn ra trong khoảng 18 - 20 tháng tại Trung Quốc. Giá thịt heo rơi vào "khu vực giảm phát" là kết quả trực tiếp (dù ít hay nhiều) của việc nông dân mở rộng chăn nuôi heo và ngược lại.

Giải pháp là duy trì đàn heo lâu hơn và chờ đợi thị trường khởi sắc lên, tuy nhiên biên lợi nhuận trong ngành chăn nuôi heo rất eo hẹp. Tỉ lệ phát sinh thua lỗ tăng mạnh nếu mua thêm thức ăn chăn nuôi với hi vọng giá thịt heo sẽ tăng lên.

Một giải pháp khác mà Trung Quốc từng cố gắng thực hiện kể từ đợt tăng giá thịt heo năm 2007 là cấp động thịt heo và mua, bán khối lượng thịt này để ổn định giá.

Screenshot (449)

Trung Quốc tiêu thụ khoảng một nửa lượng thịt heo toàn cầu, do đó 8 triệu tấn thịt heo xuất từ các nước khác khó có thể lấp đầy khoảng trống nguồn cung. (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bloomberg)

Giải pháp này tương tự phương thức dự trữ xăng dầu chiến lược mà Mỹ từng áp dụng để đưa thị trường dầu mỏ vượt khỏi cơn nguy khốn.

Khi đánh giá tác động của giải pháp này trên thị trường thịt heo kể từ thời điểm áp dụng, nó thực sự không đem đến hiệu quả. Một báo cáo năm 2016 cho thấy giá thịt heo vẫn tiếp tục tăng, thay vì giảm xuống.

Một giải pháp cuối cùng là dựa vào thịt heo nhập khẩu, tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có vấn đề.

Nhìn chung, Trung Quốc tiêu thụ gần một nửa lượng thịt heo trên thế giới. Nếu quốc gia châu Á tiêu hủy một phần năm đàn heo, toàn bộ khối lượng thịt heo giao dịch trên toàn cầu sẽ không đủ để lấp đầy chỗ trống.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi thị trường đang bị "giăng xé" khi một nhóm nhà sản xuất do Mỹ lãnh đạo cho phép nông dân chăn nuôi heo sử dụng ractopamine trên vật nuôi, trong khi Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cấm sử dụng hóa chất này.

Chính phủ Trung Quốc còn biện pháp nào để ổn định thị trường thịt heo hay không? Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên đã phát triển ý tưởng mới, trong đó họ sẽ xây dựng một thị trường tương lai.

Bắp, loại nông sản giúp quyết định giá thịt heo ở Trung Quốc nhờ đóng góp quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, đã đóng vai trò là sản phẩm chính trên sàn giao dịch trên kể từ năm 2004.

Ít nhất, điều đó có nghĩa là rủi ro dao động trong giá thịt heo có thể được chuyển hướng từ các nhà sản xuất và người tiêu dùng không có hứng thú với giá thịt sang nhà đầu cơ.

Tuy nhiên, giải pháp này có thể không giúp "dập tắt" chu kì bùng nổ và suy yếu trên thị trường thịt heo. Nếu bạn tin thị trường tương lai có thể kìm hãm giá thịt heo tăng và giảm kỉ lục, heo có thể đã biết bay.

Yên Khê