|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giải pháp giúp các nền kinh tế mới nổi vượt qua khủng hoảng tài chính do COVID-19 (Phần 1)

08:30 | 15/04/2020
Chia sẻ
Đồng rupiah của Indonesia đã mất gần 20% giá trị kể từ tháng 1. Thái Lan và Malaysia nằm không xa phía sau. Các nền kinh tế mới nổi đều đang chịu áp lực tài chính chưa từng có.
Giải pháp giúp các nền kinh tế mới nổi vượt qua khủng hoảng tài chính do COVID-19 (Phần 1) - Ảnh 1.

Bảng giá xăng được niêm yết tại một cửa hàng xăng của Tập đoàn BP ở Brooklyn, New York (Mỹ) ngày 9/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Sự gia tăng các cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp các nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu. Ecuador và Zambia là những quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng. Argentina đã hoãn đàm phán với các chủ nợ. Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn, trong khi Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo Nam Phi sẽ là quốc gia tiếp theo.

Sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái cũng là một dấu hiệu cho thấy những gì có khả năng xảy ra với Brazil, Nga và Mexico hiện đang đứng đầu danh sách.

Tại châu Á, Indonesia là quốc gia đang ở tuyến đầu chống đỡ sự “lây nhiễm” khủng hoảng tài chính. Đồng rupiah của Indonesia đã mất gần 20% giá trị kể từ tháng Một. Thái Lan và Malaysia nằm không xa phía sau.

Các nền kinh tế mới nổi đều đang chịu áp lực tài chính chưa từng có. Khủng hoảng sẽ lan rộng ra khắp khu vực trừ khi các quốc gia sớm có hành động để ổn định hệ thống tài chính, chống lại sự gia tăng “thất thoát” nguồn vốn.

Trong bài viết đăng tải trên trang Australia Financial Review, các tác giả Chatib Basri, Peter Drysdale và Adam Triggs nhận định rằng các nền kinh tế mới nổi đã chứng kiến dòng vốn “tháo chạy” lớn nhất trong lịch sử, là bội số của những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Họ phải đối mặt với một cơn bão, tập hợp của các sự kiện, sự đe dọa mang tới khủng hoảng liên tiếp. Sự sụp đổ tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ (USD) đã khiến khoản nợ 5.800 tỷ USD của những nước này bị “phồng lên”.

Sự sụp đổ của giá dầu, hàng hóa và du lịch đã “thổi bay” nguồn thu nhập và ngoại hối quan trọng mà các các nền kinh tế mới nổi sử dụng để trả nợ. Lợi tức trái phiếu gia tăng làm tăng chi phí đi vay và dòng chảy vốn dừng đột ngột khiến cho việc xin tái nợ càng trở nên không khả thi.

Các hệ thống tài chính của châu Á hiện đang quản lý rủi ro hiệu quả hơn nhiều so với giai đoạn những năm 1990. Các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn, khung giám sát mạnh hơn. Tỷ giá hối đoái được xác định theo giá thị trường nhiều hơn và có khả năng hấp thụ các cú sốc hiệu quả.

Tình trạng mất cân đối ngân sách nhà nước đã được thu hẹp. Lạm phát cao giảm dần và gia tăng tín nhiệm kinh tế vĩ mô cho phép các nền kinh tế châu Á có thêm tự do và tự chủ trong các chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, quy mô của cuộc khủng hoảng hiện nay có nghĩa là ngay cả những quốc gia có thể trạng tốt cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính, tốc độ là yếu tố quyết định. Các quốc gia Đông Nam Á đang là tâm điểm của cơn bão khủng hoảng tập trung tại châu Á. Các nước này cần tạo lập một khoản tín dụng và hỗ trợ kịp thời để ngăn chặn khủng hoảng cấp độ lớn lan rộng trên toàn khu vực.

Các thị trường tài chính sẽ đóng băng và “phần rủi ro thặng dư” sẽ tăng vọt khi các nhà đầu tư tranh giành để được nhận sự hỗ trợ “chống sốc” từ chính phủ, ngân hàng, các nhà bảo hiểm và các công ty tài chính. Không có thời gian để “chờ đợi và xem xét”. Càng chần chừ, chi phí cuối cùng sẽ càng lớn hơn.

Vấn đề là như các nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo trong nhiều năm trước, mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu để đối phó với những rắc rối có thể xảy ra trong khu vực và trên toàn thế giới hiện rất yếu kém. 

Các nguồn lực có sẵn dành cho các quốc gia, trong trường hợp họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, bị phân tán trên nhiều cơ quan khác nhau và không có sự điều phối chung.

Đây không phải là nguồn lực đủ để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để đối phó với khủng hoảng, thậm chí ở mức độ thấp hơn như trong quá khứ. 

Nguồn lực nghèo nàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã buộc tổ chức này trở thành người cho vay thứ cấp đầu tiên trong lịch sử của mình để cứu Hy Lạp thoát khỏi cảnh vỡ nợ, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp hiện vẫn ở mức 17%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệu Linh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.