|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng ngày mai có thể tăng tới 1.000 đồng/lít?

08:05 | 20/07/2023
Chia sẻ
Lãnh đạo một số doanh nghiệp dự báo giá xăng có thể tăng ở mức 610-1.000 đồng/lít. Còn giá các loại dầu có khả năng tăng ở mức thấp hơn, khoảng 410-620 đồng/lít nếu không sử dụng quỹ Bình ổn.

Chiều mai (21/7), liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày một lần.

Trao đổi với Vietnamnet, lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết giá dầu thô trên thế giới gần đây có xu hướng đi lên nên giá bán lẻ xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều mai (21/7) có khả năng tăng theo giá thế giới.

Nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng ở mức 610-1.000 đồng/lít. Còn giá các loại dầu có khả năng tăng ở mức thấp hơn, từ 410-620 đồng/lít.

Trong trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ, giá bán lẻ xăng dầu vào ngày mai có thể tăng mạnh hơn. Nếu dự báo trên là chính xác thì giá xăng trong nước vào ngày mai sẽ có lần tăng thứ hai liên tiếp.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 20 lần điều chỉnh, trong đó có 10 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Trước đó, ở kỳ điều hành ngày 11/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

 + 69  đồng/lít

21.497 đồng/lít

Xăng E5RON92

 - 51  đồng/lít

20.419 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

 + 447 đồng/lít

18.169 đồng/lít

Dầu hỏa

 + 394 đồng/lít

18.320 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

 + 665 đồng/kg

15.288 đồng/kg

Giá xăng đã trải qua 20 lần điều chỉnh, trong đó có 7 đợt tăng. (Ảnh: Hoàng Anh)

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với mảng xăng dầu, mục tiêu tổng quát của quy hoạch là đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng. 

Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.

Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500.000-3.500.000 m3 trong giai đoạn 2021 -2030, đạt sức chứa tới 10.500.000 m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.

Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 - 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000.000 - 3.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.

Hoàng Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.